0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Tổng kết các phương pháp chuyển biomass thành nhiên liệu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC QUÁ TRÌNH NÂNG CẤP SẢN PHẨM NHIỆT PHÂN BIOMASS THÀNH NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG NHIỆT (Trang 35 -37 )

Từ những phân tích trên ta nhận thấy về cơ bản có 2 phương pháp chuyển hóa biomass thành nhiên liệu là thuận lợi nhất

+ Con đường 1:

Biomass  khí hóa  khí tổng hợp  nâng cấp  sản phẩm

+ Con đường 2:

Biomass  nhiệt phân  khí  nâng cấp  sản phẩm

 Bio-oil  nâng cấp  dầu sinh học

 Sản phẩm rắn  nâng cấp  than sinh học

 Khí hóa

Mỗi con đường đều có những ưu nhược điểm, nhưng con đường 2 có thuận lợi hơn về mặt nhiên liệu (sản phẩm là dầu có thể thay thế nguồn dầu động cơ đang cạn kiệt). Nên cần phải có những bước tiến quan trọng hơn để đưa sản phẩm biomass thành nhiên liệu.

3.2.Các thuận lợi, trở ngại cần phải khắc phục đối với quá trình chuyển hóa biomass thành nhiên liệu ở Việt Nam:

Việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh khối vẫn còn hạn chế ở quy mô thí điểm, cho đến nay vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể nào cho việc thực thi vào thương mại hóa biomass. Những khó khăn trở ngại chủ yếu là:

+ Thiếu sự phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành và các tổ chức để nhằm phát triển chính sách phát triển công nghệ sinh khối, năng lượng tại tạo.

+ Thiếu hụt ngân sách và hệ thống quản lý để phát triển ứng dụng công nghệ sinh khối.

+ Thiếu các chính sách và thể chế cụ thể của chính phủ. + Thiếu nhận thức của xã hội về nhiên liệu sinh học.

+ Nhà cung cấp thiết bị công nghệ sinh khối thiếu thông tin về nhu cầu thị trường và tiềm năng.

+ Ý thức người dân còn kém trong việc sử dụng năng lượng sinh học.

+ Các mô hình sản xuất ở việt nam còn chưa được nghiên cứu kĩ càng, chưa đảm bảo được độ tin cậy.

+ Hiện nay nhiều công nghệ sinh khối còn đắt hơn công nghệ truyền thống sử dụng nhiên liệu hoá thạch cả về trang thiết bị lẫn nguyên liệu;

+ Việt Nam còn là một nước nghèo nên thiếu kinh phí đầu tư phát triển công nghệ mới. Ví dụ bếp đun cổ truyền hiệu suất thấp nhưng đầu tư không đáng kể, đôi khi bằng không, trong khi đầu tư để có một bếp cải tiến phải tốn vài triệu hay vài chục triệu đồng.

b)Các thuận lợi:

Nhu cầu nhiên liệu ngày càng tăng, nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt nên cần phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch đó.

Vấn đề về môi trường đang ngày càng được ưu tiên, việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, nhiên liệu sinh học đang là nguồn nhiên liệu có khả năng giảm thải ô nhiễm.

Xã hội ngày càng quan tâm tới lượng lớn biomass hằng năm chúng ta sử dụng kém hiệu quả đồng thời con gây ô nhiễm môi trường như đốt vỏ trấu, đốt rơm rạ, các cành cây… chỉ để lấy tro bón ruộng.

Việt Nam là một nước nhiệt đới nhiều nắng và mưa nên biomass phát triển nhanh, ba phần tư lãnh thổ là đất rừng nên tiềm năng phát triển gỗ lớn, là một nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm nông nghiệp phong phú. Nguồn này ngày càng tăng trưởng cùng với việc phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÁC QUÁ TRÌNH NÂNG CẤP SẢN PHẨM NHIỆT PHÂN BIOMASS THÀNH NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG NHIỆT (Trang 35 -37 )

×