Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật luôn được điều khiển bởi sự cân bằng của các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh, đó là sự cân bằng chung (giữa 2 nhóm chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng) và sự cân bằng riêng (giữa các chất riêng lẻ trong các nhóm chất điều tiết sinh trưởng như ABA/GA điều khiển sự nảy mầm; Ethylen/NAA điều khiển sự chín…). Trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào , qua các kết quả nghiên cứu cho thấy: tùy thuộc vào các đối tượng cây trồng khác nhau và tùy thuộc vào các mô nuôi cấy mà sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng điều khiển sự phát sinh hình thái ở dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp giữa 2 nhóm chất.
Mục đích của giai đoạn nhân nhanh là tạo được số lượng chồi lớn,chất lượng
chồi tốt. Sau giai đoạn nhân nhanh các chồi này được chuyển sang môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh để có thể chuyển sang giai đoạn đưa cây ra vườn ươm.Mặt khác, trong quá trình nuôi cấy trong ống nghiệm, ngoài một số ít các chồi có thể hình thành rễ, còn lại hầu hết là chưa có rễ.Để quá trình thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài được thuận lợi thì sử dụng các biện pháp kích thích cho chồi ra rễ là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết cho cây in vitro.
Nhằm xác môi trường thích hợp cho sự ra rễ của chồi chuối Tây, chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm về ảnh hưởng của auxin α - NAA đến sự ra rễ và chất lượng rễ của chồi chuối Tây in vitro.Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng các chồi chuối in vitro được tạo ra ở giai đoạn nhân nhanh khi chồi đạt trạng thái sinh trưởng có chiều cao là 2 - 3 cm với số lá là 3 - 4 lá.
α - NAA là chất điều tiết sinh trưởng nhân tạo thuộc nhóm auxin, được Went và Thiman phát hiện năm 1973, auxin được xem là hoocmon hình thành rễ. Nếu trong môi trường chỉ cho chất điều hoà sinh trưởng là auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ. Auxin có tác dụng hoạt hoá các tế bào vùng xuất hiện rễ để tạo nên mầm rễ bất định. Sau đó các mầm rễ sinh trưởng dài ra, chui ra khỏi vỏ và hình thành rễ bất định [7].
Vì vậy, trong giai đoạn ra rễ của nhiều loại cây trồng cần bổ sung một lượng α - NAA nhất định vào môi trường nhằm tăng hiệu quả của việc tạo rễ. Để xác định được nồng độ thích hợp cho khả năng ra rễ và chất lượng rễ cây chuối Tây, chúng tôi bổ sung nồng độ α - NAA từ 0,2 - 1,0 ppm so sánh với công thức đối chứng không có α - NAA.
Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 4.6.
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ cây chuối Tây (sau 3 tuần nuôi cấy)