hiệu.
Vượt qua bối cảnh kinh tế khó khăn và sức ép từ việc cạnh tranh không lành mạnh, Trung Nguyên vẫn vững bước phát triển và trở thành doanh nghiệp đầu ngành cà phê trong cả nước. Có thể nói, để giữ vững thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam, Trung Nguyên đã có quá trình cố gắng không ngừng và những bước đột phá nổi bật.
Nhóm 7 – LTCĐ-K8-BN2 – Ch đ 8 Page 26
Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ
(phải) và Tổng giám đốc của Tập đoàn công nghệ xay cà phê hàng đầu thế giới Neuhaus Neotec
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trung Nguyên đã chọn những bước đi táo bạo. Vào thời điểm những năm 1990, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam mới chỉ 250USD (đến năm 2011 là 1.200USD) nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, Trung Nguyên thiết lập hệ thống quán cà phê kiểu mẫu để giới thiệu và bán cà phê cho người tiêu dùng. Đây là cách để minh chứng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua kém các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, đồng thời định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam. Vượt qua những khó khăn bước đầu, Trung Nguyên ngày càng gặt hái nhiều thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia vào sản phẩm, góp phần thay đổi thị trường cà phê Việt Nam.
Khi Trung Nguyên trở thành một thương hiệu có tiếng trên thương trường cũng là lúc doanh nghiệp gặp phải nhiều trở ngại với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các hãng cà phê khác. Điều này gây ra tổn thất không nhỏ, ảnh hưởng uy tín của thương hiệu Trung Nguyên nói riêng và ngành cà phê Việt Nam nói chung. Tin đồn về chất lượng cà phê của Trung Nguyên không được đảm bảo lan ra rất nhanh, thêm vào đó, trên thị trường còn xuất
Nhóm 7 – LTCĐ-K8-BN2 – Ch đ 8 Page 27 hiện cà phê dỏm làm giả bao bì Trung Nguyên gây áp lực cạnh tranh rất lớn cho công ty. Nhưng, Trung Nguyên tin vào sự lựa chọn sáng suốt của người tiêu dùng, bởi sản phẩm cà phê của công ty đều vượt qua những tiêu chuẩn kiểm định nghiêm ngặt và được chứng nhận về an toàn chất lượng. Đối với những thị trường quốc tế khó tính nhất như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản..., Trung Nguyên cũng thành công trong việc xâm nhập và phát triển thị phần. Với niềm tin và uy tín đó, sản phẩm của Trung Nguyên được chọn làm đại sứ ngoại giao văn hóa chính thức của Việt Nam, là thức uống chính thức tại nhiều hội nghị, cuộc thi quan trọng trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, Trung Nguyên phải đối mặt với nhiều thách thức. Nhưng để giữ vững thương hiệu, công ty đặt ra những mục tiêu rất cụ thể. Trong khi một số thương hiệu cà phê tuyên bố phá sản hoặc sáp nhập vào các thương hiệu lớn thì Trung Nguyên mạnh dạn đầu tư một số dây chuyên công nghệ tối tân nhất thế giới để bảo đảm chất lượng và hương vị của sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp luôn chọn lựa các đối tác hàng đầu để có thể chia sẻ chiến lược phát triển và tham gia hợp tác lâu dài. Hiện nay, Trung Nguyên đã ký cam kết chiến lược và nghiên cứu những công nghệ, dây chuyền “especially designed for Trung Nguyên” (được thiết kế đặc biệt dành cho Trung Nguyên) với đối tác hàng đầu về công nghệ rang xay cà phê của thế giới để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng. Không chỉ thế, Trung Nguyên còn chú trọng phục vụ người tiêu dùng. Với phương châm “cung cấp cho người tiêu dùng tách cà phê ngon nhất” nhằm tạo ra những giây phút thăng hoa, sáng tạo, doanh nghiệp luôn nỗ lực để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Ngoài ra, Trung Nguyên còn có những chiến lược phát triển đặc thù cho từng quốc gia trên thế giới để nâng giá trị cà phê Việt Nam vươn xa, vươn rộng trong tương lai gần. Một tiêu chí rất đặc biệt mà doanh nghiệp quan tâm đó là không chú trọng cạnh tranh về mặt giá cả mà tập trung phát triển về chất lượng. Thông qua cà phê, Trung Nguyên luôn mong muốn hài hòa về lợi ích cho tất cả các đối tác, đồng thời tối ưu hóa vị thế Việt Nam là cường quốc số 2 về cà phê trên thế giới. Với những tiêu chí và định hướng phù hợp, Trung Nguyên không chỉ vượt qua khó khăn mà kết quả đạt được còn khả quan hơn những năm trước. Trong năm 2011, doanh số và sản lượng tăng trưởng 151%, 6 tháng đầu năm 2012 tăng 178% so với cùng kỳ năm trước. Bước đột phá lớn nhất là cà phê hòa tan G7
Nhóm 7 – LTCĐ-K8-BN2 – Ch đ 8 Page 28 của Trung Nguyên vươn lên dẫn đầu thị phần cà phê hòa tan tại Việt Nam với 37,8% (về cả sản lượng và doanh số bán ra).
Những năm gần đây, Trung Nguyên tiên phong thực hiện chủ trương về nông thôn mới của Chính phủ, chính sách phát triển cà phê bền vững tại Đắk Lắk với dự án cà phê sạch bền vững. Theo đó, với mô hình nông công nghiệp tích hợp liên hoàn, doanh nghiệp sẽ liên kết với các nông hộ sản xuất cà phê sạch tạo năng suất gấp đôi. Điều này còn góp phần đảm bảo đời sống của nông dân, nâng cao phát triển về kinh tế, giáo dục, y tế cho đồng bào thiểu số và giữ gìn bản sắc văn hóa Việt.
Ông Nguyễn Nguyên - trợ lý Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên - chia sẻ: “Trung Nguyên luôn coi trọng công tác tổ chức và đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đưa công ty phát triển bền vững. Nhờ đó, đời sống của hơn năm ngàn công nhân viên được đảm bảo và ổn định. Đối với xã hội, chúng tôi luôn xác định trách nhiệm của doanh nghiệp theo phương châm sâu sắc, thiết thực và dài hạn với những chương trình có ý nghĩa cho cộng đồng, như: “Nước Việt ta lớn hay bé”, “Tiếp sức đến trường”, “Người Việt dùng hàng Việt”, “Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt”, “Sinh viên thắp sáng ước mơ”, “Hàng Việt vào chợ truyền thống..
.
Nhóm 7 – LTCĐ-K8-BN2 – Ch đ 8 Page 29 Có thể thấy, việc gây dựng thương hiệu là không hề dễ dàng. Những người chủ doanh nghiệp có thể phải bỏ ra rất nhiều tiền và mất rất nhiều thời gian để có thể có được một thương hiệu nổi tiếng nhưng trên thực tế đó cũng là một miếng mồi rất ngon mà nhiều người nhòm ngó.