Tuân thủ với chính sách môi trường: – “Chính sách môi trường do lãnh đạo lập ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra “các đường lố

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của ý tưởng sản xuất sạch hơn (Trang 62 - 63)

ra hoặc lập ra dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo, đây là tài liệu hướng dẫn để lập ra “các đường lối chung” , “các khuynh hướng môi trường” và “các nguyên tắc hành động” đối với tổ chức.

- Lập kế hoạch môi trường: Để có Hệ thống Quản lý môi trường hiệu quả, tổ chức phải xác định của các hoạt động có thể có các tác động đến môi trường, đồng thời tổ chức cũng phải xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ. Sau đó tổ chức phải lập kế hoạch để thực hiện các mục đó. Trong kế hoạch phải đề cập đến việc thiết lập các mục tiêu chỉ tiêu môi trường và thiết lập chương trình để đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đặt ra.

- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Cơ cấu tổ chức liên quan đến các khía cạnh môi trường, phân công vai trò trách nhiệm đối với từng cấp liên quan cần được đề cập đến trong Hệ thống Quản lý môi trường và phải được tất cả mọi nhân viên đều hiểu được cơ cấu đó.

- Đào tạo nhận thức và năng lực: Lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo cho tất cả các nhân viên đều có kiến thức về các khía cạnh môi trường, chính sách môi trường của tổ chức và cam kết của lãnh đạo. Đồng thời cũng phải đảm bảo tất cả những người mà công việc của họ có liên quan đến môi trường đều phải được đào tạo và có đủ năng lực để thực hiện các công việc của mình. Công việc này được thực hiện thông qua các khoá đào tạo và kết quả đánh giá được thiết lập trong Hệ thống Quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của ý tưởng sản xuất sạch hơn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)