Thời gian sinh trưởng
Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.4 ta thấy, thời gian sinh trưởng của cá thểđược chọn dao động từ 90-92 ngày. Cả 3 cá thểđược chọn đều có thời gian sinh trưởng ngắn nằm trong nhóm ngắn ngày A1 (từ 90-105 ngày) theo Nguyễn Thành Hối (2008).
Cá thể HL4-2 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là 90 ngày. So với vụ 1, các cá thể được chọn trong cùng một dòng ở vụ 2 cũng có sự chênh lệch về thời gian sinh trưởng nhưng không lớn.
Giải thích cho điều này có thể là do giữa các cá thể trong cùng một dòng chưa thuần hoặc do chịu ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng. Song nhìn chung thời gian sinh trưởng ở các cá thể được chọn vẫn có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm lúa ngày ngắn, điều này cho thấy được hiệu quả của phương pháp chọn lọc các dòng ưu tú theo hướng ngắn ngày.
Bảng 3.4 Thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số chồi hữu hiệu, tổng số chồi của các cá thể
Halos 7-2 ở vụ 2
STT Tên giống/dòng Thời gian sinh trưởng (ngày) Chiều cao cây (cm) Số bông/bụi Tổng số chồi 1 2 3 HL 2-2 HL 4-2 HL 4-5 92 90 92 116 120 118 15 17 14 18 20 17 HL1-5 HL2-2 HL3-1 PTB33 HL1-1 HL2-4 HL1-2 TN1 HL2-3 HL3-6 HL2-8 HL4-2
Chiều cao cây
Các cá thểđược chọn có chiều cao từ 116-120 cm. Trong đó cá thể HL2-2 có chiều cao thấp nhất (116 cm), cá thể HL4-2 có chiều cao cao nhất. Tương tự như thời gian sinh trưởng, ở vụ 2 cũng có sự khác biệt về tính trạng chiều cao cây giữa các cá thểđược chọn trong cùng một dòng so với thế hệở vụ 1. So sánh với thế hệ vụ 1, thì dòng HL4 (vụ 1) chênh lệch với cá thểđược chọn ở vụ 2 là HL4-2 đến 10 cm. Còn ở dòng HL2, thì cá thể HL2-2 (vụ 2 ) chỉ cao hơn so với vụ 1 là 2 cm.
Từ kết quả trên cũng cho thấy rằng các cá thểđược chọn có chiều cao tương đối thấp và tương đương với nhau. Mặc dù chiều cao cây giữa các cá thể có sự chênh lệch, nhưng sự chênh lệch này không quá lớn chỉ dao động từ 0-4 cm, đồng thời so với chiều cao ở vụ 1 thì chiều cao cây ở vụ 2lại có sự chênh lệch khá lớn lên đến 10 cm. Điều này có thể cho thấy việc chọn lọc các dòng ưu tú có kiểu hình thân cây thấp, thật sự chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi.
Số bông/bụi
Theo kết quảở Bảng 3.4 cho thấy các cá thểđược chọn có số bông/bụi từ 14- 17 chồi. Cá thể có số bông/bụi thấp nhất là HL4-5 (14 chồi) và cao nhất là HL4-2 (17 chồi).
Sự chênh lệch về số bông/bụi giữa các cá thể được chọn trong cùng một dòng ở vụ 2 là không lớn. Nhìn chung chỉ tiêu này các cá thểđược chọn ở vụ 2, so với thế hệ cùng dòng từ vụ 1 không có sự chênh lệch nhiều. Tuy vậy sự khác biệt về tính trạng số bông/bụi giữa các cá thể trong cùng một dòng vẫn còn đang phân ly. Cần tiếp tục theo dõi tiếp ở thế hệ sau.
Bảng 3.5 Chiều dài bông, số hạt chắc và tỷ lệ hạt chắc trên bông, trọng lượng 1000 hạt của các cá thể Halos 7-2 ở vụ 2 STT Tên giống/dòng Dài bông (cm) Hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lượng 1000 hạt (g) 1 2 3 HL 2-2 HL 4-2 HL 4-5 27,4 28,8 27,8 150 184 141 89,5 90,4 84,3 17,9 23,2 22,3
Chiều dài bông
Ở vụ 2, chiều dài bông của các cá thểđược chọn nằm trong khoảng 27,4-28,8 cm. Trong đó cá thể HL2-2 có chiều dài bông thấp nhất (27,4 cm) và cá thể HL4-2 có chiều dài bông cao nhất (28,8 cm).
Kết quả ở Bảng 3.5, cũng cho thấy rằng các cá thể được chọn ở vụ 2 có chiều dài bông dài hơn so với thế hệ cùng dòng ở vụ 1 theo Bảng 3.1, tuy nhiên là không đáng kể chỉ từ 0,1-0,5 cm. Chính vì vậy ở các thế hệ tiếp theo ta cần quan tâm đến việc chọn lọc cá thể có sự chênh lệch nhiều về chiều dài bông so với các cá thểđược chọn ở các thế hệ trước, nhằm có được tiềm năng năng suất cao hơn.
Số hạt chắc/bông và tỷ lệ chắc/bông
Theo số liệu ở Bảng 3.5 cho thấy, số hạt chắc trên bông ở vụ 2 dao động từ 141-184 hạt. Cá thể có số hạt thấp nhất là HL4-5 (141 hạt), cao nhất là HL4-2 (184 hạt).Tỷ lệ hạt chắc/bông dao động từ 84,3-90,4%, thấp nhất là HL4-5 (84,3%), cao nhất là ở HL 4-2 (90,4%).
Kết quả ở trên cũng cho thấy rằng các cá thểđược chọn ở vụ 2 có tiềm năng về năng suất so với thế hệ cùng dòng ở vụ 1 không có sự biến động đáng kể, tương đối ổn định. Tuy nhiên đặc tính Số hạt chắc/bông và tỷ lệ chắc/bông còn chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường và kỹ thuật canh tác.
Trọng lượng 1000 hạt
Trọng lượng 1000 hạt của các cá thể được chọn nằm trong khoảng từ 17,9- 22,3 g. Trong đó trọng lượng 1000 hạt lớn nhất là HL4-2 (23,2 g), thấp nhất cá thể HL2-2 (17,9 g).
3.1.4 Vụ ba
Từ tháng 04/2013 đến tháng 07/2013 là thời gian thực hiện vụ 3. Tiến hành chăm sóc, ghi nhận, đánh giá các chỉ tiêu nông học như những vụ trước. Trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa ghi nhận được, ở giai đoạn cây lúa khoảng một tháng tuổi, bị rầy nâu tấn công mạnh, do những dòng được chọn trồng tiếp ở vụ 3 là những dòng kháng rầy nâu, nên các cá thể có khả năng hồi phục, sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, trong giai đoạn lúa làm đòng và trổ bông, cộng với thời gian lúa chín luôn gặp điều kiện có mưa nhiều và kéo dài điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng lúa thu hoạch.
Kết quả chọn lọc được 10 cá thể có thời gian sinh trưởng ngắn và có tiềm năng. Thu hoạch riêng từng cá thể, lấy các chỉ tiêu nông học, phân tích phẩm chất và trắc nghiệm lại tính kháng rầy, tính thơm.