5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2. Lựa chọn công nghệ xử lý
Nước thải trước khi thải vào nguồn cần thiết phải được xử lý để không làm ô nhiễm môi trường. Tùy theo loại nguồn nước mà chất thải sẽ xả vào, chúng ta sẽ tham khảo bảng “Giới hạn nồng độ tối đa các chất ô nhiễm trong nước thải” để biết mức độ cần thiết phải làm sạch nước thải. Tùy theo điều kiện tài chính, diện tích, nhân lực để lựa chọn các hệ thống xử lý phù hợp.
Khi thiết kế hệ thống xử lý cần chú trọng đến các điểm sau:
1. Nhu cầu của chủ nhân hệ thống xử lý. 2. Kinh nghiệm.
3. Yêu cầu của các cơ quan quản lý môi trường.
4. Tương thích với những thiết bị hay hệ thống sẵn có. 5. Tài chính.
6. Các vật tư, thiết bị. 7. Nhân sự.
8. Tính mềm dẻo.
Dây chuyền công nghệ xử lý là tổ hợp công trình, trong đó nước thải được xử lý từng bước theo thứ tự từ tách cặn lớn đến các cặn nhỏ, những chất không hòa tan đến những chất keo và hòa tan. Khử trùng là khâu cuối cùng.
Yêu cầu: Phải đạt hiệu suất loại bỏ tối thiểu 90% cặn thải.
Do không thể có một sơ đồ mẫu nào có thể áp dụng hiệu quả cho mọi trường hợp nên việc lựa chọn sơ đồ dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp.
Ta thấy rằng: Các công nghệ đã nêu bên trên đều có hiệu quả xử lý cao, nước sau khi được xử lý đều đạt tiêu chuẩn loại A nhưng lại tiêu tốn năng lượng, chi phí cho máy móc thiết bị lớn, tuổi thọ của công trình ngắn và vận hành rất phức tạp nên đòi hỏi cán bộ kĩ thuật có kinh nghiệm, trình độ cao.
+ Đặc tính nước thải: Nước thải cần xử lý là nước thải sinh hoạt đã qua xử lý sơ bộ với các thành phần nước thải như trên hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp sinh học. Đặc biệt là phương pháp xử lý hiếu khí.
+ Mức độ làm sạch: Yêu cầu nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn thải vào sông (nguồn loại 2). Do vậy, dây chuyền công nghệ cần thiết chia làm 4 khối : Khối xử lý cơ học; Khối xử ký sinh học; Khối khử trùng; Khối xử lý cặn.
+ Công suất trạm: Q = 600 m3/ng.đ. Do vậy, các công trình đơn vị trong dây chuyền được kiến nghị sử dụng như sau :
* Phƣơng pháp xử lý cơ học: 1. Song chắn rác; 2. Bể lắng cát (bể
ngang hoặc bể chảy vòng); 3. Bể lắng (Đứng, Ngang, hoặc Rađian); 4. Sân phơi bùn hoặc bể lọc ly tâm; 5. Bể tiếp xúc.
* Phƣơng pháp xử lý sinh học: 1. Bể Biophin cao tải hoặc bể
Aeroten ; 2. Bể lắng đợt 2.
+ Yếu tố kinh tế, kỹ thuật, giá thành xây dựng và quản lý vận hành…
Công trình xử lý bao gồm các hạng mục xây dựng và thiết bị nhƣ sau :
- Bể gom, máy bơm nước thải.
- Bể tuyển nổi, máy nén khí, bơm cao áp, motor truyền động. - Bể điều hòa, máy bơm.
- Bể phân hủy kỵ khí, bơm nước thải. - Bể bùn hoạt tính, máy thổi khí. - Bể lắng, motor giảm tốc.
- Bể chứa bùn, bơm bùn tuần hoàn.
- Bể khử trùng, bơm định lượng, hóa chất, phần trăm chất rắn lơ lửng (96- 97% đối với COD, BOD và hơn 99% vi sinh vật có hại).