TẦNG Ở Q.2, TPHCM.
1. Giới thiệu một số đặc điểm của hệ thống water chiller, ưu điểm và nhược điểm.
Hệ thống diều hòa không khí kiểu làm lạnh bằng nước là hệ thống trong đó cụm máy lạnh không trực tiếp xử lí không khí mà làm lạnh nước đến khoảng 7oC. sau đó nước được dẫn theo đường ống có bọc cách nhiệt đến các dàn trao đổi nhiệt gọi là các FCU và AHU để xử lí nhiệt ẩm không khí. Như vậy trong hệ thống này nước được sửu dụng làm chất tải lạnh. Đây là hệ thống tiêu biểu cho kiểu làm lạnh gián tiếp.
Hệ thống gồm các thiết bị chính:
- cụm máy làm lạnh nước chiller (hình vẽ)
- Tháp giải nhiệt (đối với máy chiller giải nhiệt bằng nước), hoặc dàn nóng (đối với chiller giải nhiệt bằng gió).
- Bơm nước giải nhiệt.
- Bơm nước lạnh tuần hoàn.
- Bình dãn nở và cấp nước bổ sung.
- Hệ thống xử lí nước.
- Các dàn lạnh FCU và AHU.
Hình: cụm water-cooled liqid chiller.
+ Đặc điểm của hệ thống điều hòa làm lạnh bằng nước Ưu điểm:
− Công suất hệ thống dao động trong một khoảng lớn; Từ 5 ton lên đến hang ngàn ton lạnh.
− Hệ thống ống nước gọn nhẹ, không hạn chế về độ cao miễn là bơm nước đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy hệ thống phù hợp với công trình lớn, nhà cao tầng.
− Hệ thống hoạt động ổn định không phụ thuộc vào thời tiết, bền và tuổi thọ cao.
cấp giảm tải. đối với hệ thống lớn người ta sử dụng nhiều cụm máy nên tổng số cấp giảm tải lớn hơn nhiều.
− Thích hợp với các công trình lớn hoặc rất lớn.
Nhược điểm:
− Hệ thống đòi hỏi phải có phòng máy riêng.
− Do vận hành phức tạp nên phải có gười chuyên trách vận hành hệ thống.
− Lắp đặt, sữa chữa và bảo dưỡng hệ thống tương đối phức tạp.
− Tiêu thụ điện năng cho một đơn vị công suất lạnh cao, đặt biệt khi tải non.
2. Chức năng của một số van dùng trong hệ thống chiller:
Van cân bằng (balance valve): điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu cài đặt của hệ thống như lưu lượng đi ra/ hồi về chiller, qua từng tầng, qua từng AHU/FCU. Được lắp đặt trên đường hồi. điều chỉnh lưu lượng theo yêu cầu cài đặt của hệ thống như lưu lượng đi ra/ hồi về chiller, qua từng tầng, qua từng AHU/FCU. Được lắp đặt trên đường hồi. Các loại van cân
Có hai loại van cân bằng tay và van cân bằng tự động.
+ Van cân bằng tay: thường được bố trí các ống nhánh đo áp suất để xác định dòng chảy và một cửa có thang chia để hiệu chỉnh dòng chảy.
+ Van cân bằng tự động: thường được gọi là van tự động khống chế lưu lượng, van
có một chi tiết điều chỉnh tiết diện cửa thoát nhờ hiệu áp của nước qua van
Van bướm: được sử dụng đóng mở lưu lượng qua từng FCU hay cụm FCU. Nó cũng được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng như van cân bằng. được lắp đặt trên đường cấp và hồi. Van bướm gọn nhẹ, thao tác và lắp đặt dễ dàng, giá rẻ, dùng để đóng khóa hoặc mở hoàn toàn kiểu hai vị trí ON-OFF nhưng cũng có thể sử dụng để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy, van bướm ngày càng thông dụng và được dùng cho ống cỡ lớn.
Van cổng: Van được gọi là van cổng là do đĩa van có dạng cánh cổng.
Khi đĩa van nâng lên đến vị trí
Van cổng sử dụng chủ yếu để đóng mở hoàn toàn ON-OFF.
Nếu dùng để điều chỉnh dòng chảy có thể gây ra rung động không ổn định làm ồn hoặc giảm tuổi thọ của van.
Van cổng thường được sử dụng để chặn hoặc khóa cách ly một FCU hoặc một thiết bị ra khỏi hệ thống để tiến hành thay thế, bảo dưỡng, sữa chữa FCU hoặc thiết bị đó.
Van cầu (globe valve): có vai trò như van cổng nhưng khả năng đóng mở dễ hơn. Van cầu có đĩa hình tròn hoặc đĩa van tròn có dạng nút chai ép lên đế van có cửa thoát hình tròn. Dòng đi qua van phải chuyển hướng qua lại 90o nên có trở lực dòng chảy lớn, nó có thể đóng mở nhanh hơn đáng kể so với van cổng. Chức năng: van này dùng để đóng mở và điều chỉnh lưu lượng
Van Bi: có vai trò như van cầu tuy nhiên khả năng đóng mở dễ hơn.
Van tự động (motorize valve): đóng mở bằng điện tùy theo lưu lượng nước cấp cho hệ thống, được sử dụng để kiểm soát dòng chảy của nước nóng, hoặc làm mát không khí.
Van xả đáy: sử dụng để xả nước khỏi hệ thống khi cần thay thế nước hoặc vệ sinh đường ống.
Van một chiều (Check valve): Trong hệ thống lạnh để bảo vệ máy nén ,bơm…Người ta thường lắp phía đầu đẩy van một chiều.
Tránh ngập lỏng: khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động, hơi môi chất trên đường ống đẩy có thể ngưng tụ lại và chảy về phía đầu đẩy máy nén, và khi máy nén hoạt động có thể gây ngập lỏng
Tránh tác động qua lại giữa các máy làm việc song song. Đối với các máy hoạt động song song, chung dàn
ngưng, từ đầu ra các máy nén cần lắp các van một chiều, tránh tác động qua lại giữa các tổ máy,đặc biệt khi một máy đang hoạt động, việc khởi động tổ máy thứ hai sẽ rất khó khản.Do có một lực ép lên phía đầu đẩy của máy chuẩn bị khởi động.
Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên lên clape máy nén. Khi lắp van một chiều phải chú ý lắp đúng chiều
chuyển động của môi chất, chiều đó được chỉ rõ trên than van.
Van xả khí tự động: dùng để xả
khí mà không cho nước tràn ra ngoài. Van xả khí tự động dùng để tách bọt khí trong hệ thống ống nước mà ngăn không cho nước ra theo.
Hệ thống gồm 2 cụm chiller với công suất 100x2 ton. 3 bơm nước lạnh trong đó một bơm dự phòng.
Phòng bơm và điều khiển chiller được bố trí trên tầng 1.
Mỗi AHU được bố trí trong phòng riêng biệt phân phối lạnh nhờ các đường ống gió đảm bảo phân phối gió đều cho khu vực điều hòa.
LẮP ĐẶT ỐNG GIÓ, MIỆNG THỔI CHO HỆ THỐNG
Trong các hệ thống nêu trên, hầu hết đều sử dụng hệ thống đường ống gió và miệng gió để phân phối lạnh cho khu vực điều hòa. Dưới đây sinh viên xin trình bày cách lắp đặt đường ống, miệng thổi và giới thiệu một số miệng thổi cơ bản.