Điều chế và tính chất của phèn Al2(SO4)3 (NH4)2SO4.24 H2O

Một phần của tài liệu KIM LOẠI KIỀM (IA) KIM LOẠI KIỀM THỔ(IIA) (Trang 26 - 28)

II.THỰC HÀNH

Cân 10g bauxite đã nghiền và được nung trước ở nhiệt độ 700 – 8000C. Cho bauxite tác dụng với lượng H2SO4 65% lớn gấp 1,5 lần tính theo phản ứng hòa tan Al2O3 có trong quặng. Tiến hành phản ứng trong chén sứ.

Đun hỗn hợp trên bếp cách cát trong khoảng ½ giờ, vừa đun vừa khuấy đều. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng thêm vào vài ml nước sôi để bù cho lượng bị

bay hơi. Sau khi hết đun, thêm vào 50 ml nước sôi, khuấy đều. Lọc lấy nước qua lọc bằng phễu thủy tinh.

Chú ý: Đừng để gel H2SiO3 chui qua giấy lọc xuống dung dịch vì dung dịch có độ nhớt cao khó kết tinh phèn.

Tính toán lượng (NH4)2SO4 theo đúng tỉ lệ hợp thức của phèn kép nhôm – amoni và lượng nước vừa đủ để tạo dung dịch bão hòa. Hòa tan lượng (NH4)2SO4 với lượng nước tính được, nếu chưa tan đem đun, nếu có cặn đem lọc. Chỉ điều chế (NH4)2SO4 mà chưa lọc xong Al2(SO4)3, vì như vậy (NH4)2SO4 sẽ kết tinh. Sau khi Al2(SO4)3 đã lọc xong, cho dung dịch (NH4)2SO4 vào dung dịch, khuấy đều, để nguội, lạm lạnh dung dịch. Chờ cho phèn kết tinh trong 2 giờ. Lọc lấy tinh thể trên phễu chân không. Làm khô tư

nhiên bằng giấy lọc. Cân, tính hiệu suất theo lượng Al2(SO4)3 có trong bauxite

đã dùng.

Hòa tan một ít tinh thể phèn trong nước, thử môi trường của dung dịch. Khi

đun sôi lâu dung dịch này, có hiện tượng gì xảy ra. Trong dung dịch nước, phèn phân ly như thế nào? Viết phương trình phản ứng và giải thích các mục

đích của mỗi giai đoạn trong quá trình điều chế phèn nhôm – amoni.

CÂU HỎI

1. Tại sao cao lanh hay bauxite dùng để điều chế phèn phải nung trước ở nhiệt độ 700 – 8000C

2. Nêu công dụng của phèn nhôm. Viết phương trình phản ứng.3. Giải thích tại sao các hợp chất của bo bền hơn của Al. 3. Giải thích tại sao các hợp chất của bo bền hơn của Al.

MC LC

Bài 1: Kim loại kiềm (IA), kim loại kiềm thổ (IIA)...Trang 1 Bài 2: Nguyên tố nhóm IIIA...Trang 4 Bài 3: Cac bon và Silic...Trạng 5 Bài 4: Ni tơ và các hợp chất VA...Trang 7 Bài 5: Hydro – Oxy – Lưu huỳnh...Trang 10 Bài 6: Kim loại nhóm IB...Trang 13 Bài 7: Kim loại nhóm IIB...Trang 15 Bài 8: Nhóm VII- Halogen………..Trang 17 Bài 9: Nhóm VI B (Crom)...Trang 20 Bài 10: Nhóm VII B (Mangan)...Trang 22 Bài 11: Kim loại chuyển tiếp – nhóm VIII B...Trang 24 Bài 12: Điều chế phèn nhôm Amoni...Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Văn Bổng. Bộ sách hóa học và tuổi trẻ tập 1, 2. Hóa học đại cương – vô cơ. Nhà xuất bản KHKT Hà Nội.

2. GS. Nguyễn Đình Soa. Giáo trình Hóa Vô Cơ tập 1, 2, 3, Trường ĐHBK. TPHCM.. Xuất bản năm 1995.

3. Sổ tay hóa vô cơ, nhiều tác giả, NXB KHKT Hà Nội.

4. Thí nghiệm hóa vô vơ, bộ môn công nghệ hóa vô cơ. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp. HCM.

Một phần của tài liệu KIM LOẠI KIỀM (IA) KIM LOẠI KIỀM THỔ(IIA) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)