Thông số kỹ thuật của xe Toyota Corolla Altis 2004:
Kích thước xe: Dài rộngcao (L, B, H): 4530 1705 1550 (mm) Chiều dài cơ sở: 2600 (mm)
Chiều rộng cơ sở: trước/sau 1480/1460 (mm) Trọ ng lượng không tải: 1085 (kg)
Trọ ng lượng toàn tải: 1460 (kg) Khối lượng được treo: m2 = 1284 kg
Chiều dài cơ sở: l = 2,6 (m); a = 1,3 (m) ; b = 1,3 (m) Khối lượng cầu trước: m1t = 80 kg
Khối lượng cầu sau: m1s = 96 kg Độ cứng lò xo trước: C2t = 34100 N/m Độ cứng lò xo sau: C2s = 39800 N/m Độ cứng lốp trước: C1t = 340000 N/m Độ cứng lốp sau: C1s = 350000 N/m Độ cản giảm chấn trước: K2t = 2840 Ns/m Độ cản giảm chấn sau: K2s = 3130 Ns/m Bán kính tính toán 287mm. - Khởi động phần mềm.
- Đặt tên là suppention test. Rồi làm tương tự các hình dưới đây.
52 Hình 3.61: Sao chép đường dư liệu .
- Thiết lập các thông số hình học và điều kiện giống các hình dưới.
53 Hình 3.63: Ghi các thông số kích thước cho xe.
54 Hình 3.65: Thông số hệ thống treo trước.
55 Hình 3.67: Thiết lập các độ lớn lực hệ thống treo.
56 - Chọ n màu rồi thực hiện mô phỏng.
Hình 3.69: Hình mô phỏng. Phân tích kết quả mô phỏng.
57 Đồ thị 3.25: Gia tốc chuyển động theo phương ngang.
Đồ thị 3.26: Độ trượt ngang bánh xe.
Qua đồ thị biểu diễn các thông số ta rút ra một số nhận xét khi thiết kế hệ thống treo trên ô tô:
58 - Từ chỉ tiêu êm dịu và an toàn chuyển động, cần thiết kế bộ phận đàn hồi hệ thống treo có độ cứng nhỏ để nâng cao độ êm dịu và tăng độ an toàn, đồng thời cũng thỏa mãn các giới hạn cho phép c ủa độ võng tĩnh khi bộ phận đàn hồi nằm trong kết cấu chung của gầm ôtô và thoả mãn đặc tính dao động riêng phần được treo. - Hệ số giảm chấn phải vừa đủ dập tắt nhanh dao động, làm cho bánh xe tiếp xúc
với mặt đường liên tục đồng thời không làm xấu đi độ êm dịu của phần được treo.
- Khi thiết kế phần không được treo và được treo, để được đặc tính êm dịu cao, tải trọng va đập bé, cần phải triệt để giảm khối lượng phần không được treo
- Độ cứng hướng kính của lốp đạt được càng nhỏ càng tốt để giảm triệt để tải trọng va đập phát sinh giữa bánh xe và mặt đường, nâng cao độ êm dịu của thùng xe, muốn vậy lốp xe phải có thể tích chứa khí lớn.
59
CHƯƠNG IV
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 1. Kết luận
Qua những nghiên cứu về các đặc tính trên ô tô bằng sự mô phỏng của phần mềm này, em đã được làm quen và có được cái nhìn khá tổng quát, cơ bản nhất về phần mềm CarSim phiên bản 8.02. Đây có thể xem như là một tài liệu hướng dẫn sử dụng trong việc nghiên cứu thiết kế và tính toán ôtô. Để tiện việc tra cứu và sử dụng, luận văn được chia ra nhiều phần với từng hệ thống riêng biệt như: cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống treo... Đây cũng là những phần chính trong việc thiết lập các thông số để phần mềm có thể mô phỏng và đánh giá. Ngoài ra, để hỗ trợ việc mô phỏng được chính xác và trực quan nhất, phần mềm CarSim còn hỗ trợ thiết lập các thông số về biên dạng mấp mô đường, ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sự vận hành xe.
Phần mềm CarSim có tác dụng mô phỏng các biên dạng độ ổn định cho toàn hệ thống của xe thông qua các thông số và đường đặc tính mà người dùng đề xuất để rồi so sánh với tiêu chuẩn an toàn trong giới hạn được cho phép, tính tối ưu của từng hệ thống và có tính trực quan để so sánh với các tính toán thiết kế cụ thể.
Thông qua quá trình mô phỏng chúng ta có thể nghiên cứu một cách trực quan được các thay đổi của từng hệ thống trên xe trong những điều kiện làm việc khác nhau.
Phần mềm rất đa dạng tạo điều kiện cho ta có nhiều biên dạng để chọn lựa, khả năng mô hình hoá nhanh, mạnh và chính xác, giải quyết được nhiều vấn đề trên máy tính trước khi ra thực tế kiểm nghiệm, có thư viện phần tử lớn dễ dàng truy cập tham khảo, xuất đồ thị chính xác và cho phép xử lý tối ưu. Từ đó giúp cho công việc thiết kế và kiểm nghiệm rút ngắn thời gian sản xuất.
Bên cạnh các ưu điểm trên chúng ta cũng thấy rằng vẫn còn nhiều thiếu sót để hoàn thiện cho đầy đủ 1 quá trình kiểm nghiệm: Chưa tính đến độ bền, tuổi thọ, giới hạn cho phép chịu bền của hệ thống, sản phẩm, chưa tính đến độ xử lý tiếng ồn, sản phẩm của động cơ (khí thải), theo điều kiện để bảo vệ môi trường, phần này cũng rất quan trọng và cấp thiết để kiểm kiệm cho 1 chiếc xe mà hầu như các nhà sản xuất và khách hàng đều quan tâm đến.
60 Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 3 tháng ngắn ngủi và chỉ là cái nhìn tổng quát nhất về một phần mềm ứng dụng trong ngành kỹ thuật ô tô rất phức tạp.
Trong khuôn khổ của luận văn này, việc xây dựng mô hình trên các thông số tính toán và điều kiện có sẵn của 1 số mẫu có sẵn nên mang tính gần đúng và chưa cập nhật các dòng xe mang tính thương hiệu và mới, vì tài liệu không phổ biến, các thông số tính toán thực tế và tính toán mang tính bảo mật. Bởi vậy nên luận văn vẫn chưa thể hoàn thiện và còn gặp rất nhiều khó khăn mà chưa thể tìm hiểu hết.
Hướng phát triển tiếp theo là nghiên cứu về mức độ đồng đều ổn định và tạo điều kiện cập nhật thêm theo điều kiện tiêu chuẩn làm việc ở nước ta để mang tính thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa, để góp phần vào việc nâng cao chất lượng cũng như tính tiện lợi, an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt nghiên cứu sâu hơn nữa vào tính toán ảnh hưởng động lực học vì hầu như hiện nay ở nước ta chưa được phổ biến nhiều và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ nhiên liệu cùng các đặc tính khác. Và dựa trên cơ sở tính toán lý thuyết, sử dụng phần mềm CarSim để mô phỏng các tính toán thiết kế lý thuyết, đặt các tính toán đó vào môi trường vận hành mô phỏng thực tế để kiểm tra kiểm nghiệm.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. File hướng dẫn (pdf) sử dụng phần mềm carsim: Mechanical Simulation (CarSim Quick Start Guide).
2. Các file bài tập nhỏ của những sinh viên cơ khí động lực.
3. Giáo trình Ô Tô 1 (GVC. TS. Lâm Mai Long) và Ô Tô 2 ( GVC. MSc. Đặng Quý ) của Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM.
4. http://www.carsim.com./
Trích dẫn:
[1] http://123doc.vn/document/944087-nghien-cuu-phan-mem-carsim-trong- mo-phong-kiem-nghiem-o-to.htm?page=6 (Phần 1, Chương II, mục 2.1).
[2] http://123doc.vn/document/944087-nghien-cuu-phan-mem-carsim-trong- mo-phong-kiem-nghiem-o-to.htm?page=6 (Phần 1, Chương II, mục 2.2).
[3] http://123doc.vn/document/944087-nghien-cuu-phan-mem-carsim-trong- mo-phong-kiem-nghiem-o-to.htm?page=6 (Phần 2, chương I, mục 1.3).