Nguồn, lượng và thành phần phát sinh chất thải trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh sinh hoạt xã trực hưng huyện trực ninh tỉnh nam định và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Nguồn, lượng và thành phần phát sinh chất thải trên địa bàn xã

Trên địa bàn xã có các nguồn phát sinh chất thải: + Từ các hộ gia đình.

+ Từ các khu công sở, cơ quan, trường học.

+ Từ chợ, các cơ sở kinh doanh và hộ buôn bán nhỏ lẻ. + Từ công ty may Trực Hưng.

Hình 3.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt của xã Trực Hưng

3.2.1. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn xã

Cuộc sống vật chất ngày càng đầy đủ kèm theo đó là khối lượng rác thải sinh hoạt ngày một tăng nhanh.

Tiến hành khảo sát ở 150 hộ dân về khối lượng RTSH phát sinh trên mỗi người/ngày.đêm. Hộ gia đình Trường học, cơ quan Công ty may của xã

Chất thải sinh hoạt của xã Công trình công cộng

Bảng 3.1. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn xã

(Nguồn: phòng môi trường UBND xã Trực Hưng năm 2012)

Lượng CTRSH

người/ngày.đêm (kg/người) Số hộ Phần trăm (%)

0,3 - 0,5 90 60

0,5 - 0,7 26 17,33

0,7 - 0,8 18 12

0,8 - 1 11 7,33

>1 5 3,34

Theo số liệu điều tra trên thì lượng RTSH phát sinh trong 1 ngày phổ biến trong khoảng từ 0,3 – 0,5 kg/người/ngày.đêm chiếm tỉ lệ cao tới 60%. Lượng CTRSH phát sinh trong mỗi hộ gia đình còn tùy thuộc vào mức tiêu thụ của hộ gia đình, số lượng thành viên trong gia đình và mức thu nhập của họ.

Theo số liệu điều tra của UBND xã Trực Hưng năm 2012 trong xã có tới 73% dân số làm nông nghiệp, 20% dân số trong lĩnh vực phi nông nghiệp, 7% là làm thuê hoặc không có ngành nghề.

Từ cơ cấu lao động của xã ta thấy: tỉ lệ các hộ dân có thu nhập cao và ổn định còn thấp chủ yếu là các hộ có thu nhập trung bình với nguồn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp do đó khối lượng RTSH phát sinh không cao. Theo thống kê lượng RTSH phát sinh trung bình là 0,41kg/người/ngày.đêm cụ thể ở từng thôn xóm như sau:

Bảng 3.2. Lượng RTSH phát sinh trên các thôn xóm của xã

(Nguồn: phòng môi trường UBND xã Trực Hưng năm 2012)

Thôn Số nhân khẩu Lượng RTSH

(kg/người/ngày) Cự Phú 612 0,38 Hồng Tiến 624 0,4 Nam Dương 394 0,42 Hưng Lễ 906 0,37 Quỹ Thượng 883 0,43 Phú Mỹ 673 0,45 Trại Giữa 797 0,41 Nhật Tân 465 0,48 Quỹ Trại 191 0,39 Đồng Sắt 361 0,42 Đường 53 39 0,51

Qua bảng trên ta thấy lượng RTSH phát sinh trên các thôn địa bàn xã chênh lệch nhau không nhiều do dân cư các xóm chủ yếu là hoạt động nông nghiệp có mức sống trung bình do đó sức mua và sức tiêu dùng không cao, người dân chủ yếu sử dụng rau màu tự trồng được. Khu vực Đường 53 có mức phát sinh lượng rác thải cao nhất do các hộ tập trung ở đây chủ yếu là buôn bán và công nhân viên chức có thu nhập cao lượng thức ăn thừa không tận dụng cho chăn nuôi nên lượng RTSH phát sinh cao hơn hẳn so với các khu vực khác trong xã.

3.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt trong các hộ gia đình

Bảng 3.3. Thành phần rác thải sinh hoạt trong các hộ gia đình

(Nguồn: phòng môi trường UBND xã Trực Hưng)

Thành phần chất thải rắn Tỷ lệ % Thu nhập thấp Thu nhập TB Thu nhập cao Thành phần hữu cơ

+ Thức ăn thừa, vỏ rau quả 51 56 65

+ Lá cây, chất thải vườn 32 28 11

Thành phần vô cơ

+ Kim loại 1 2 5

+ Sành, sứ, thủy tinh 3 5 8

+ Ni lông, nhựa, cao su 2 3 8

+ Chất thải khác 10 6 3

Từ các số liệu trên ta thấy thành phần RTSH có sự chênh lệch khá lớn giữa các hộ có mức thu nhập khác nhau. Đối với các hộ có mức thu nhập cao thành phần rác hữu cơ chiếm tới 65% còn các hộ thu nhập thấp và trung bình chỉ khoảng 51% và 56%. Sự chênh lệch đó còn thể hiện ở lượng rác thải vườn và rác thải vô cơ.

Ngoài rác thải từ các hộ gia đình trên địa bàn xã còn có các nguồn rác thải:

- Xã có chợ Đền họp 2 ngày/lần thành phần rác thải chủ yếu là túi ni lông, lá rau quả… với lượng không đáng kể.

- Thành phần rác từ các cơ quan, công sở, trường học chủ yếu là giấy vụn, lá cây, vỏ bánh kẹo.

- Công ty may Trực Hưng thành phần rác thải chủ yếu là vải vụn và chỉ rối.

- Rác thải khác: Ngoài các lượng rác thải trên thì vẫn còn một lượng lớn rác thải từ các hoạt động nông nghiệp đó là rơm, rạ bị loại bỏ do người dân hiện nay sử dụng than và ga là nguồn năng lượng chủ yếu dù trong xã vẫn có một số hộ gia đình sử dụng rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò nhưng lượng này không đáng kể. Bên cạnh đó là các phụ phẩm hoa màu như thân cây ngô, lạc, đỗ tương… người dân sau khi thu hoạch không tận dụng làm phân xanh mà loại bỏ gây phát sinh ra một khối lượng rác thải đáng kể.

3.2.3. Ảnh hưởng của rác thải

Rác thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu là rác hữu cơ nên khi không được thu gom với điều kiện tự nhiên sẽ phân hủy rất nhanh, bốc mùi khó chịu, làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

- Đối với môi trường không khí:

+ Do xã chưa tổ chức thu gom rác thải nên người dân thường đổ rác thải thành các đống ở các bãi đất trống hoặc các khu đất ven bờ sông khi rác phân hủy gây mùi lan ra xung quanh. Do rác bốc mùi hôi thối nên đã thu hút ruồi, muỗi, chuột… tăng nguy cơ mang mầm bệnh đi khắp nơi.

- Đối với môi trường đất:

+ Các chất thải xây dựng như gạch, ngói vụn… có trong đất không phân hủy làm cho đất chai cứng, gây khó khăn cho cải tạo đất sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là tình trạng người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật có thói quen vứt vỏ ngay xuống kênh mương, ven bờ ruộng làm cho hàm lượng thuốc dư thừa ngấm vào trong đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ vi sinh vật có lợi như giun, dế mèn… làm cho đất mất dần độ tơi xốp.

- Đối với môi trường nước:

mùa mưa một lượng lớn nước rác bị chảy tràn đến các ao hồ, sông ngòi gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt.

+ Ở một số thôn trong xã có một số nhánh sông nhỏ chảy qua người dân đã biến bờ sông thành các bãi rác khi hàng ngày đem RTSH thải ra bờ sông như ở thôn Cự Phú, Quỹ Trại.

Hình 3.3. Hình ảnh về thải bỏ rác thải của người dân

Vào các vụ thu hoạch lúa một số người dân còn mang rạ tươi chất đống đổ bỏ ra sông gây tắc nghẽn dòng chảy. Việc thải rác ra sông không chỉ gây mất mĩ quan mà còn làm ô nhiễm nguồn nước mặt một cách nghiêm trọng, ngoài ra sông ngòi còn là nguồn cung cấp nước tưới chính cho lúa và hoa màu của xã nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại cây này do nguồn nước tưới không đảm bảo chất lượng.

- Đối với đời sống của người dân:

+ Do nguồn nước sông bị ô nhiễm đã làm chết các loài sinh vật như tôm, cá… làm suy giảm số lượng của những loài này gây ảnh hưởng đến kinh tế của một số hộ dân trong xã với nguồn thu nhập chính là từ việc đánh bắt thủy sản từ sông.

3.3. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở xã Trực Hưng

Hiện nay trên toàn xã vẫn chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. Qua khảo sát trên 150 hộ có đến 70% số hộ đã có ý thức về phân loại rác thải tuy nhiên mới ở mức độ là tận dụng thức ăn thừa cho chăn nuôi, phân loại các rác thải tái chế được như kim loại, nhựa để bán cho người thu mua phế liệu. Còn với các loại chất thải khác như rác trong vườn thì đốt, gạch ngói vụn, túi ni lông… đem đổ bỏ tại các bãi rác lộ thiên ven bờ sông hoặc ven đường đi.

Đặc biệt lượng túi ni lông được thải ra đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng do sự tiện dụng của nó nhưng đây lại là một loại rác thải khó phân hủy. Tính trung bình mỗi ngày mỗi hộ sử dụng từ 1 - 2 túi ni lông khi đi chợ mua thực phẩm hay các đồ dùng thiết yếu. Ngoài ra túi ni lông còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác như vỏ dầu gội, sữa tắm, vỏ bánh kẹo… do đó lượng rác thải này đang ngày một tăng mà vẫn chưa có biện pháp thích hợp để hạn chế.

Khối lượng rác thải của xã một năm là rất lớn, việc thải bỏ rác tự phát và không có sự giám sát, quản lý đang là một vấn đề bức xúc, cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền và sự tự ý thức của người dân để góp phần thay đổi hình ảnh của xã.

3.4. Dự tính khối lượng RTSH phát sinh tại xã Trực Hưng trong giai đoạn từ năm 2012 - 2020

- Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh của xã trong tương lai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sự gia tăng dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: công nghiệp, dịch vụ, thương mại và mức sống của người dân…

- Việc dự tính khối lượng rác thải trong giai đoạn 2012 - 2020 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mô hình thu gom rác cho phù hợp với các điều kiện của xã và có các biện pháp xử lý thích hợp với lượng rác thải này.

- Về tốc độ gia tăng dân số của xã trong những năm gần đây khoảng 0,85 - 0,87%, lượng biến động dân số cơ học không đáng kể. Với những biến động tác động bởi nhiều điều kiện dự đoán mức tăng dân số tự nhiên trung bình của xã Trực Hưng trong những năm tới là 0,85%, dự đoán đến năm 2020 dân số toàn xã là 6326 người.

Bảng 3.4. Dự báo về lượng rác thải phát sinh tại xã Trực Hưng

Nguồn Các chỉ tiêu 2012 2015 2020

Rác thải sinh hoạt tại hộ gia

đình

Dân số 5912 6064 6326

Chỉ tiêu rác thải (kg/người/ngày) 0,41 0,54 0,65 Chỉ tiêu thu gom 70% 80% 85% Khối lượng (tấn/ngày) 2,42 3,27 4,11 Rác thải sinh hoạt của trạm y tế (kg/ngày) 6,4 8 10

Rác thải sinh hoạt của chợ Đền (kg/ngày) 10 15 25 Rác thải tại các khu công sở, trường học (kg/ngày) 15 20 35 Rác thải tại nhà máy may xã (kg/ngày) 50 75 120

CHƯƠNG 4

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN

Với sự gia tăng dân số và sự phát triển của kinh tế - xã hội thì lượng rác thải của xã ngày càng tăng đặt ra một vấn đề cấp bách trong việc quản lý và xử lý lượng rác thải phát sinh. Để làm tốt được việc này cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng tích cực của người dân, phải làm cho người dân hiểu được lợi ích của việc thu gom và xử lý CTRSH, nâng cao ý thức của họ về bảo vệ môi trường để nó dần ăn sâu vào tiềm thức tạo thành một thói quen cộng đồng, một nét văn hóa làng xã.

4.1. Biện pháp, cơ chế, chính sách

- Xã thành lập một tổ quản lý môi trường, tổ chức đội thu gom tới từng thôn trong xã.

- Mỗi thôn có người quản lý phụ trách về môi trường, hàng tháng có các báo cáo về công tác môi trường cho người phụ trách của xã.

- Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng quản lý cho cán bộ môi trường.

- Có ngân sách hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường, xây dựng đội ngũ cộng tác viên rộng khắp trên các thôn xóm.

- Đối với công nhân thu gom rác phải có chế độ tiền lương phù hợp và phụ cấp độc hại đồng thời phải chú trọng đến các biện pháp an toàn bảo hộ lao động cho công nhân như trang bị mũ, quần áo bảo hộ, gang tay, khẩu trang.

4.2. Biện pháp tuyên truyền, giáo dục

Do lâu nay người dân chưa có thói quen thu gom rác nên phải thay đổi nhận thức đó của người dân, nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Sau đây là một số biện pháp có thể nâng cao ý thức của người dân: - Mở các lớp tập huấn cho người dân tại các thôn xóm về chiến dịch 3R vì môi trường phát triển bền vững bao gồm: tái sử dụng, giảm thiểu, tái chế. Làm cho người dân hiểu rõ mục tiêu của chiến dịch 3R với các tiêu chí:

+ Bảo vệ môi trường, ngăn ngừa suy thoái, giảm thiểu các tác hại đến môi trường.

+ Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên nhờ tái chế và tái sử dụng. + Tiết kiệm chi phí cho việc thu gom và vận chuyển.

+ Giảm quỹ đất cho việc chôn lấp rác.

- Tuyên truyền, tập huấn thực tế cho người dân tại các thôn xóm để người dân biết thế nào là rác thải hữu cơ, thế nào là rác thải vô cơ, hướng dẫn cho người dân biết phân loại hai loại rác thải đó qua các tài liệu hay các poster có hình ảnh, chỉ dẫn.

- Khuyến khích người dân sử dụng triệt để, tối đa những vật dụng còn sử dụng được trước khi vất bỏ như chai lọ, bao bì… giúp giảm nguồn thải, hạn chế tối đa những đồ dùng 1 lần.

- Phối hợp với hệ thống truyền thanh của xã thường xuyên có các chuyên mục phát thanh về tác hại do rác thải gây ra với môi trường và sức khỏe con người.

- Khuyến khích các hộ tiểu thương buôn bán rau, thực phẩm có thể dùng các loại lá có sẵn để bọc thực phẩm, vận động người dân khi đi chợ mang theo làn, túi vải… để hạn chế lượng túi ni lông sử dụng.

- Phối hợp giữa Đoàn Thanh niên của xã và Đoàn Thanh niên của các trường THCS, THPT, tổ chức đội trường Tiểu học tổ chức các hoạt động như

ngày Chủ nhật xanh, ngày bảo vệ môi trường… thu gom rác tại các địa điểm công cộng của xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhà trường về vấn đề bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường ở tất cả các cấp học, gián tiếp thông qua các em để tác động đến các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời tổ chức các buổi học ngoại khóa về môi trường, tổ chức các hoạt động trồng cây xanh, thu gom rác ngay trong địa bàn trường… giúp học sinh nâng cao ý thức và hình thành thói quen.

Tất cả các hành động trên là nhằm nâng cao ý thức của người dân để góp phần làm cho môi trường của xã ngày một xanh, sạch, đẹp.

4.3. Thu gom, vận chuyển và phân loại rác thải sinh hoạt

4.3.1. Thành lập tổ đội thu gom rác thải của xã

- Để hoàn thành tốt việc thu gom rác thải cần thành lập một đội thu gom rác thải của toàn xã với một tổ trưởng chịu trách nhiệm chung, thiết bị thu gom được UBND xã cấp cho toàn bộ các xóm và nhân viên thu gom, mỗi lần thu gom đến địa điểm cất giữ dụng cụ thu gom và tiến hành thu gom.

Bảng 3.5. Phương tiện và thiết bị thu gom

Chỉ tiêu Số lượng

Công nhân thu gom 10 công nhân

Xe đẩy rác 10 xe/10 thôn

Quần áo bảo hộ lao động 2 bộ/công nhân/năm

Găng tay 2 đôi/người/tháng

Ủng cao su 2 đôi/người/năm

Xẻng 1 chiếc/người/năm

Chổi 2 chiếc/người/tháng

Do trên địa bàn xã có 10 thôn nên sẽ thành lập 10 tổ đội thu gom mỗi tổ gồm 1 người phụ trách thu gom CTRSH ở mỗi thôn. Do khu vực đường 53B chỉ có 9 hộ gia đình do đó đội thu gom số 8 sẽ phụ trách thêm cả khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh sinh hoạt xã trực hưng huyện trực ninh tỉnh nam định và đề xuất các giải pháp quản lý loại chất thải này (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)