Đánh giá kết quả tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của UBND thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)

thế Quyết định 3686/2000/QĐ-UB. Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND tỉnh đã phân cấp quản lý trong các lĩnh vực phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện thực tế tại địa phương, đảm bảo hiệu lực hiệu quả trong phân cấp quản lý hành chính.

2.3. Đánh giá kết quả tổ chức và hoạt động của UBND thành phố Thái Nguyên Nguyên

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016 đến nay, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, song được sự lãnh đạo của Trung ương, của Tỉnh, UBND thành phố đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành quả quan trọng. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá, quy mô không ngừng được nâng lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, chính trị, xã hội ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố, xây dựng ngày càng vững mạnh. Năm 2010 thành phố Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh; năm 2012 được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Sau 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Thành phố đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế trong Hiệp hội đô thị Việt Nam và đô thị trung tâm vùng các tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ. Đó là tiền đề vững chắc để Thành phố bước vào giai đoạn phát triển mới, tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng Thành phố phát triển nhanh và bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh sản phẩm của một số doanh nghiệp còn thấp. Phát triển dịch vụ, du lịch chưa tương xứng với tiềm năng; cơ sở dịch vụ có chất lượng cao chưa được đầu tư nhiều. Các ngành công nghiệp công nghệ cao chưa phát triển mạnh.

- Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Công tác lập và quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có mặt còn hạn chế, tiến độ thực hiện quy hoạch còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Thiết chế văn hóa từ Thành phố đến cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị chưa tạo ra chuyển biến rõ nét.

- Công tác thu ngân sách (thuế, phí, thu khác) đã được triển khai tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Công tác quản lý đô thị, cấp phép xây dựng được quan tâm chỉ đạo có hiệu quả tuy nhiên tình trạng xây dựng công trình trên đất nông nghiệp ở một số xã, phường; tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn còn tái diễn.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được triển khai tích cực và quyết liệt, tuy nhiên vẫn còn chưa dứt điểm ở một số ít dự án.

- Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp đặc biệt là tội phạm trộm cắp tài sản, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy, hoạt động cầm đồ cho vay nặng lãi còn có dấu hiệu phức tạp, số vụ tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (số vụ; số người bị thương; số người chết) song hậu quả còn nghiêm trọng.

- Việc chuyển đổi mô hình quản lý một số chợ trên địa bàn còn hạn chế.

- Một số phòng, ban, đơn vị chưa thực hiện kịp thời công tác rà soát, tham mưu ban hành thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và cá nhân; công tác

thành tra công vụ còn hạn chế, chưa thực hiện đúng tiến độ, quy định về dịch vụ công trực tuyến.

2.3.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Tình hình chính trị, kinh tế, an ninh trên thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Suy giảm kinh tế toàn cầu và trong nước đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước chậm được ban hành, chưa đồng bộ, thiếu tính ổn định, đặc biệt là chính sách về đất đai, môi trường tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ sở.

- Nhu cầu đầu tư lớn trong khi việc huy động các nguồn vốn còn hạn chế. Trong hai năm cuối của nhiệm kỳ, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư trên địa bàn chậm được triển khai đã tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của Thành phố.

* Nguyên nhân chủ quan

- Một số cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thể hiện trách nhiệm chưa cao, năng lực còn hạn chế; chưa tích cực, chủ động nghiên cứu, cụ thể hóa kịp thời các văn bản chỉ đạo của thành phố thành các chương trình, đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau thanh tra, kiểm tra có lúc, có nơi, có việc chưa nghiêm túc; việc xử lý còn chậm và thiếu kiên quyết. Nội bộ một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa thật sự đoàn kết, thống nhất.

- Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn yếu. Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi công vụ chưa đáp ứng yêu cầu.

- Công tác nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở xã, phường có lúc, có nơi chưa kịp thời.

- Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa được khắc phục. Ý thức chấp hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một bộ phận người dân chưa cao.

Chương 3

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của UBND thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 41)