Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về trách nhiệm của văn phòng trong việc tổ chức thực hiện công tác hậu cần tại uỷ ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

3.1.1. Ưu điểm

Qua quá trình tìm hiểu, khảo sát tại UBND tỉnh Bắc Ninh tôi rút ra được một số nhận xét về ưu điểm của công tác hậu cần tại đây như sau:

- Lãnh đạo văn phòng đã có sự quan tâm đến công tác hậu cần.

- Đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác này thường xuyên được hướng dẫn, đào tạo, tập huấn về công tác hậu cần, đảm bảo chất lượng công tác hậu cần đạt được hiệu quả.

- Cán bộ làm công tác hậu cần luôn chủ động, linh hoạt, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.1.2. Nhược điểm

- Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh chưa tổ chức được bộ phận chuyên môn cho công tác hậu cần.

- Việc xác định đối tượng phục vụ trong công tác hậu cần còn nhiều bất cập liên quan đến việc chưa có văn bản, kế hoạch cụ thể cho từng loại công việc. - Vẫn còn hiện tượng cán bộ cơ quan lãng phí trong vấn đề sử dụng điện, nước, thiết bị văn phòng của cơ quan.

- Chưa có chế độ thi đua khen thưởng cho công tác hậu cần. 3.1.3. Nguyên nhân

- Quy mô, cơ cấu của văn phòng còn tương đối nhỏ và cơ học.

- Hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác hậu cần chưa hoàn thiện.

3.2. Giải pháp

- Văn phòng cần thiết lập bộ phận chuyên môn làm công tác hậu cần riêng hoặc đề xuất Lãnh đạo cơ quan thiết lập thêm một phòng chức năng hậu cần.

- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn về công tác hậu cần cụ thể cho từng loại công việc. Cụ thể, trong thực hiện các nhiệm vụ của công tác quản trị, hậu cần phục vụ cơ quan; văn phòng phải xác định rõ đối tượng phục vụ: trước tiên là Thường trực, sau đó là Ban Thường vụ, Ban Chấp hành và các cơ quan tham mưu. Trong tổ chức thực hiện mỗi nhiệm vụ cần phân công chi tiết, cụ thể, xây dựng thành các kế hoạch, quy trình thực hiện mỗi loại công việc. Ví dụ: Quy

tác, làm việc của Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh; Quy trình lễ tân đón, tiếp khách đến thăm và làm việc với cơ quan;... trong mỗi quy trình, kế hoạch cần quy định rõ các bước thực hiện (bước chuẩn bị, tổ chức thực hiện công việc và kết thúc công việc), trong mỗi bước cần phân công rõ người chịu trách nhiệm thực hiện, yêu cầu về chất lượng và thời gian hoàn thành công việc.

- Phát động phong trào thi đua liên quan đến công tác hậu cần, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài chính trong cơ quan.

- Thiết lập chế độ thi đua khen thưởng cho công tác hậu cần.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, chuyên viên làm công tác hậu cần - Đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác hậu cần.

- Cán bộ văn phòng UBND tỉnh phải tiếp tục phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

Tiểu kết

“Thực túc thì binh cường”, câu nói đó được ông cha ta đúc kết từ ngàn xưa. Muốn cán bộ có sức khỏe tốt, yên tâm gắn bó đơn vị, trước tiên công tác hậu cần phải bảo đảm phục vụ tốt đời sống cán bộ, cơ quan. Chính từ những kết quả đã đạt được trong công tác hậu cần của văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh đã góp phần quan trọng choUBND tỉnh hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ công tác đề ra trong những năm qua.

KẾT LUẬN

Hiệu quả hoạt động của văn phòng nói chung và công tác hậu cần nói riêng không thể đo được bằng giá trị kinh tế cụ thể như các hoạt động khác những nó lại góp phần tạo ra những sản phầm có giá trị về kinh tế, chính trị, xã hội. Đồng thời là “cánh tay đắc lực” trợ giúp cho lãnh đạo UBND tỉnh ra các quyết định quản lý đúng đắn theo chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra.

Tất cả các văn phòng đều có chức năng hậu cần. Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh cũng như vậy, bên cạnh những mặt tốt, đã làm được của văn phòng trong việc thực hiện công tác hậu cần thì vẫn còn những mặt hạn chế trong việc tổ chức công việc, hướng dẫn, chỉ đạo của Lãnh đạo văn phòng. Hơn thế nữa, nhiều cán bộ, công chức chưa nắm vững nghiệp vụ hành chính văn phòng do đó còn lúng túng, thiếu khoa học trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc am hiểu, tinh thông và áp dụng có hiệu quả các tác nghiệp của nghiệp vụ hành chính văn phòng sẽ giúp các cơ quan, tổ chức đảm bảo tính liên tục, ổn định, tập trung và hiện đại trong hoạt động công vụ của mình.

Đề tài này đã tiến hành khảo sát, đánh giá về những mặt ưu và những mặt hạn chế đó tại UBND tỉnh Bắc Ninh. Thông qua đề tài, tôi cũng xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác hậu cần tại UBND tỉnh Bắc Ninh, những giải pháp này sẽ mang lại những cách nhìn mới cho cả lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên làm việc tại UBND tỉnh Bắc Ninh nói chung và cán bộ, chuyên viên văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh nói riêng, giúp UBND tỉnh Bắc Ninh có thể tiếp tục hoàn thiện, đi những bước đi đúng đắn, bám sát mục tiêu, giúp văn phòng của cơ quan có thể nhận diện được trách nhiệm khi thực hiện công tác hậu cần,

Một phần của tài liệu Khảo sát, đánh giá về trách nhiệm của văn phòng trong việc tổ chức thực hiện công tác hậu cần tại uỷ ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)