Giáo án Tập đọc

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm các văn bản nghê thuật cho học sinh tiểu học (Trang 51 - 57)

Tuần 15: TUỔI NGỰA 1. Mục đích, yêu cầu

- Kiến thức:

+ Sau bài học, học sinh hiểu được nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

+ Hiểu được các từ mới trong bài (tuổi Ngựa, đại ngàn). - Kĩ năng

+ Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ thơ (2,3) miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa

+ Học thuộc lòng bài thơ - Thái độ

Học sinh có hứng thú với giờ Tập đọc, có tình yêu thương với mẹ, có ý thức nhớ về cội nguồn.

2. Đồ dùng dạy-học

Tranh minh hoạ bài tập đọc. 3. Các hoạt động dạy-học

Thời gian

Hoạt động dạy Hoạt động học

4’ 3.1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau

đọc bài Cánh diều tuổi thơ

-Gọi HS trả lời câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

Câu hỏi 2: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?

- 2 HS đọc bài.

- HS trả lời: Cánh diều mềm mại như cánh bướm; Trên cánh diều có nhiều loại sáo- sáo đơn, sáo kép, sáo bè,…Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.

- HS có thể trả lời: Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng./ Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao

27’ 1’

30’

10’

3.2. Dạy bài mới 3.2.1. Giới thiệu bài

Hôm nay các em sẽ học bài thơ Tuổi Ngựa. Các em có biết một người tuổi Ngựa là người như thế nào không?

Chúng ta sẽ xem bạn nhỏ trong bài thơ mơ ước được phóng ngựa đi đến những nơi nào. 3.2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a/ Luyện đọc

- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ.

- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc cho các em.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa

các từ ngữ mới: tuổi Ngựa, đại ngàn.

giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu

xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!

- HS trả lời: Là người sinh năm Ngựa, theo âm lịch, có đặc tính là rất thích đi đây đi đó.

- HS nối tiếp 4 khổ thơ (2,3 lượt)

- HS luyện phát âm: trung du,trăm miền, ngạt ngào,…

13’

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp

- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng dịu dàng, hào hứng. b/ Tìm hiểu bài

- GV yêu cầu học sinh đọc khổ

thơ 1 và trả lời câu hỏi: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào?

- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?

- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi: Điều gì hấp dẫn “Ngựa con” trên những cánh đồng hoa?

- HS đọc phần chú giải.

- Từng cặp HS luyện đọc - 1,2 HS đọc toàn bài

-HS đọc khổ thơ 1 và trả lời: Bạn nhỏ tuổi Ngựa. Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi.

-HS trả lời: “Ngựa con” rong chơi qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đen triền nuí đá, mang về cho mẹ gió của trăm miền.

- GV yêu cầu HS đọc thầm khổ thơ 4 và trả lời câu hỏi: Trong khổ thơ cuối, “Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi 5 và trả lời: Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?

- GV chốt lại ý chính của bài

(ghi bảng): Bài thơ nói về cậu

- HS trả lời: Màu sắc trắng láo của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại.

- HS trả lời: Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng,cách sông biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ

- HS phát biểu theo ý nghĩ của

mình.

Ví dụ: Vẽ cậu bé đang phi ngựa trên cánh đồng đầy hoa, hướng về phía một ngôi nhà, nơi có một người mẹ đang ngồi trước cửa chờ mong.

7’

3’

bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

c/ Hướng dẫn HS đọc diễn

cảm và học thuộc lòng bài thơ: - GV yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài thơ. GV hướng dẫn HS đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, nhanh hơn và trải dài ở khổ thơ 2,3; lắng lại đầy trìu mến ở 2 dòng kết bài thơ.

- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu.

- GV yêu cầu HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.

- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.

3.2.3. Củng cố, dặn dò:

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp theo gợi ý.

- HS đọc diễn cảm khổ thơ 2, nhấn giọng ở các từ thể hiện ước vọng lãng mạn của đứa con

tuổi Ngựa: bao nhiêu, xanh, hồng, đen hút, mang về, trăm miền.

- HS học thuộc lòng bài thơ.

- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài thơ.

- GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà ôn lại bài.

- HS nêu nội dung bài thơ:

Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.

Giáo án Tập đọc bài:

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm các văn bản nghê thuật cho học sinh tiểu học (Trang 51 - 57)