MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển quy định pháp luật việt nam từ năm 1994 đến nay về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (Trang 26 - 29)

QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bên cạnh việc đã đạt được nhiều kết quả trong việc thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động nhưng so với yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật lao động, tổ chức tuyên truyền để người lao động, người sử dụng lao động hiểu biết đầy đủ và tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách pháp luật lao động mà Nhà nước đã ban hành.

Về việc làm, cần tăng cường các giải pháp để thực hiện chỉ tiêu giải quyết

tăng cường khả năng dự báo về cung cầu nhân lực theo vùng, theo ngành nghề; tăng cường kết nối cung cầu thông qua các Trung tâm dịch vụ việc làm và các tổ chức khác. Thực hiện tốt việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong tìm kiếm, tạo việc làm, tăng cường công tác tư vấn hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động bị thất nghiệp để họ sớm có việc làm.

Về dạy nghề, cần tiếp tục hoàn thiện mạng lưới dạy nghề, đầu tư trang

thiết bị dạy nghề phù hợp, đổi mới chương trình dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo viên, đổi mới công tác tuyển sinh, chuyển mạnh dạy nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường, có cơ chế liên kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, làng nghề, vùng chuyên canh về nông, lâm, ngư nghiệp.

Về lao động tiền lương, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tiền lương

theo nguyên tắc thị trường, hình thành trên cơ sở thỏa thuận; mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong việc quyết định tiền lương trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh lương tối thiểu để bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu. Tăng cường đối thoại, thương lượng về thực hiện các quy định của pháp luật lao động nhất là vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội ở cấp doanh nghiệp khu công nghiệp hoặc cấp ngành. Phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở, hòa giải viên lao động và trọng tài lao động trong hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tập thể.

Về bảo hiểm xã hội, khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tăng cường tuyên truyền giải thích các nội dung mới của Luật Bảo hiểm xã hội để người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong tổ chức thực hiện. Cần xây dựng các giải pháp cụ thể, đồng bộ trong việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, giải pháp hỗ trợ người nông dân tham gia bảo hiểm xã hội, sớm hình thành khuôn khổ pháp lý để phát triển hình thức hưu trí bổ sung. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc nợ đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động. Thực hiện cải cách hành chính, tinh giản thủ tục, giảm thời gian giao dịch bảo hiểm xã hội, khẩn trương ứng

dụng công nghệ thông tin trong quản lý nâng cao chất lượng phục vụ của công chức, viên chức, người lao động ngành bảo hiểm xã hội.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước, trước hết là đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg, ngày 24-02-2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp bằng hình thức phù hợp, hiệu quả hướng đến đối tượng trực tiếp tham gia thụ hưởng chính sách. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy những hình thức hiệu quả đã và đang được triển khai áp dụng trong thực tiễn; nghiên cứu, đề xuất và đưa vào thực hiện những hình thức mới, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; bồi dưỡng kỹ năng trưởng đoàn thanh tra đối với cán bộ, thanh tra viên toàn ngành nhằm tăng hiệu quả các cuộc thanh tra. Chú trọng việc phát hiện những bất cập của chính sách, pháp luật qua công tác thanh tra để đưa ra những kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, đôn đốc các đối tượng thanh tra thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra để bảo đảm và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra cũng như chức năng quản lý nhà nước về lao động.

Chủ động nghiên cứu và đánh giá tác động các công ước của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế để có lộ trình ký kết, thực hiện tốt các công ước đã tham gia ký kết, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực lao động.

KẾT LUẬN

Hệ thống pháp luật là công cụ pháp lý rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Công tác tổ chức, thi hành pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân được triển khai thực hiện kịp thời; vì vậy đã có những kết quả đáng ghi nhận ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới sự che trở của pháp luật, nhiều người lao động đã biết tự bảo vệ mình hoặc nhờ người đại diện cho mình đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng khi bị xâm phạm. Một bộ phận người lao động đã thường xuyên cập nhật, tìm hiểu pháp luật thông qua các kênh thích hợp để tự nâng cao nhận thức cho bản thân, có thể đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết để xử lý những vấn đề phát sinh khi quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Những việc đã làm được trong thời gian vừa qua đã tạo nên mảng sáng trong bức tranh về sự quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động do sự nỗ lực, cố gắng và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cá nhân. Nhưng chúng ta chưa thể nói công việc này đã tốt, đã hoàn mỹ. So với yêu cầu đòi hỏi còn phải phấn đầu nhiều hơn nữa. Đối diện với những ưu điểm, kết quả là những tồn tại, thiếu sót đang còn hiện hữu ở khá nhiều lĩnh vực của công tác bảo vệ quyền lợi ích của người lao động . Đây cũng chính là động lực để các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức, doanh nghiệp làm tốt hơn nữa vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động cũng như chính bản thân mình./.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự phát triển quy định pháp luật việt nam từ năm 1994 đến nay về việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (Trang 26 - 29)