0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐỐI VỚI GDP (Trang 27 -31 )

1. NGUYÊN NHÂN

- Đầu tiên là do xuất khẩu: Việt Nam đã rất thành công trong ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu,nhưng trong những năm gần đây nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh.Việc xuất khẩu ở các khu vực châu Á đã rơi xuống mức đáng báo động do người tiêu dùng ở Mỹ,châu Âu và các thị trường khác cắt giảm chi tiêu. - Thứ hai là do tiêu dùng: Với tỷ lệ thất ngiệp gia tăng (vì những vấn đề phát sinh trong khu vực sản xuất hàng xuất khẩu) và thu nhập bị giảm do lạm phát cao trong năm 2008,tiêu dùng cá nhân sẽ bị cắt giảm.

- Thứ ba là vì đầu tư: Đầu tư phát triển trong những năm qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy ồ ạt vào Việt Nam.Tuy nhiên với khủng hoảng tín dụng và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay,dòng vốn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.Các công ty nước ngoài có nhiều tiền mặt sẽ hết sức thận trọng,trong khi những công ty thiếu tiền mặt sẽ phải xoay sở để huy động vốn.

- Thứ tư: chi phí sản xuất ở nước ta còn lớn dẫn đến gía thành sản phẩm tiêu dùng cao, lượng tiêu dùng giảm. Các thiết bị, máy móc sản xuất còn hạn chế, thô sơ dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp khiến người tiêu dùng hướng về nhu cầu các mặt hàng ngoại do chất lượng sản phẩm của các mặt hàng này cao hơn sản phẩm nội.

2. GIẢI PHÁP

- Để tăng GDP trong một nước thì phải tăng cương thực hiện các chính sách thu hút vốn đầu tư,tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

- Chú trọng thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự đoán,công nghệ cao,kết cấu hạ tầng,tạo bước chuyển biến trong tái cơ cấu,thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

- Để tăng cường xuất khẩu hạn chế nhập khẩu

+ Ở cấp độ nhà nước đó là sự ổn định về chế độ chính trị xã hội,quan hệ quốc tế tốt đẹp,hành lang pháp lý hoàn chỉnh rõ rang,minh bạch và theo phương hướng ổn định, bộ máy điều hành nhanh nhậy,cơ chế chính sách,các công cụ điều hành vĩ mô hợp lý,trong đó co lãi suất ngân hàng,tỷ giá đối hoái co tac dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhap khẩu.

+ Nâng cao khả năng cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp là khả năng không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Các mật hàng và các loại hình dịch vụ

thì được thể hiện hết ở giá thành hạ,chất lượng cao,mẫu mã,bao bì phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và được tiếp thị rộng rãi.

- Ngoài ra, rất nhiều khoản đầu tư đã dược dành vào việc xây dựng các cơ sở mới phục vụ cho xuất khẩu,do vậy ý định xây dựng các nhà máy mới giảm đi nhiều.Thị trường bất động sản đang đi xuống cũng làm ảnh hưởng đến nhu cầu đầu tư.

- Thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đi đôi với giảm chi phí sản xuất để nâng cao giá trị tăng thêm, nhất là đối với ngành công nghiệp.

+ Cụ thể, cần khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt có giải pháp tiết kiệm điện, xăng, dầu để giảm chi phí sản xuất, khắc phục tăng giá đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm: các bộ, ngành, địa phương cần xem xét, kịp thời phát hiện và tháo gỡ các khó khan, vướng mắc của doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề liên quan đến đất đai, bảo đảm cho sản xuất, kinh doanh thong suốt, đẩy mạnh hoạt động của các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có giá trị cao.

+ Phát triển mạnh du lịch, bưu chính viễn thông, các ngành vận tải, đặc biệt là vận tải đường hàng không, đẩy mạnh các hình thức xúc tiến du lịch, mở rộng các tour: tuyến du lịch, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch với giá cả hợp lý nhằm thu hút cao nhất lượng khách du lịch quốc tế trong những kỳ nghỉ và tháng cuối năm, thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai.

- Giải phóng các nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng. Có thể kể đến các chính sách về xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực, về cổ phần hóa, giải quyết hàng loạt các vấn đề cụ thể: vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng bao gồm cả phần cứng(đường, điện, viễn thông,…) và phần mềm (chất xám, chính sách,…).

+ Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng bằng các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển, khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi ngay những điểm chưa hợp lý trong các văn bản hướng dẫn Luật nhằm tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về thủ tục trong việc khởi công các dự án đầu

tư mới.

+ Xây dựng và triển khai nhanh các chương trình khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh việc giải ngân tín dụng đầu tư thuộc kế hoạch nhà nước, đặc biệt đối với dự án lớn.

- Phải kiềm chế tốc độ tăng giá, ngăn chặn, xử lý nghiêm hiện tượng lợi dụng việc biến động giá thế giới để tăng giá các sản phẩm không hợp lý, hạn chế tác động dây chuyền của việc tăng giá xăng.

+ Kịp thời dự báo tình hình diễn biến giá cả, nhất là ảnh hưởng của việc tăng giá xăng dầu, tăng giá điện đối với những vật tư, hàng hóa quan trọng là đầu vào của sản xuất và những yếu phẩm của đời sống nhân dân để chủ động đề ra giải pháp ứng ohos

thích hợp.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với các giải pháp đồng bộ, hướng mạnh cho xuất khẩu.

C – KẾT LUẬN

Qua bài nghiên cứu chúng ta thấy được nền kinh tế củaViệt Nam đã có rất nhiều khởi sắc, có nhiều cơ hội bứt phá trong những năm tiếp theo . Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có một số khuyết điểm mắc phải trong quá trình chuyển giao nền kinh tế, phát triển . Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn bao quát hơn, có nhiều chiến lược sáng tạo hơn để phát triển đất nước bền vững, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh trong tương lai.

Các link tìm kiếm :

http://www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=15029

http:// www.vnep.org.vn/.../Phan%202%20Final%20Danh%20gia%20tong %20the...

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tổng_sản_phẩm_nội_địa - Giáo trình kinh tế vĩ mô


Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ ĐỐI VỚI GDP (Trang 27 -31 )

×