2. Những giải pháp cần thiết để đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc
2.4. Tăng c-ờng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục
Muốn biết kết quả của quá trình giáo dục học sinh thành công đến đâu thì chỉ có một cách duy nhất đó là thông qua con đ-ờng kiểm tra, đánh giá từng học sinh. Kết quả đó là các em có đ-ợc những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, bền vững, có hiểu biết để ứng xử đúng trong các mối quan hệ xã hội cụ thể. Kết quả này không thể đo đ-ợc chỉ qua một bài kiểm tra hay một lần quan sát mà là tổng hợp của nhiều lần kiểm tra tích luỹ, cần có thời gian để kiểm chứng. Công việc kiểm tra đánh giá không hề đơn giản mà nó cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực l-ợng giáo dục là nhà tr-ờng, gia đình và xã hội. Ba lực l-ợng này phải th-ờng xuyên có sự liên kết, phối hợp để có đ-ợc những thông tin kết quả giáo dục kịp thời từ đó đ-a ra những h-ớng giáo dục cho phù hợp.
Phần 3: kết luận và kiến nghị 1. kết luận
Giáo dục Tiểu học đ-ợc coi là bậc học nến tảng trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo ra những con ng-ời mới. Để tạo nên lớp ng-ời tài cho xã hội thì không chỉ giáo dục học sinh ở một nội dung nào đó, mà cần phải giáo dục các em một cách toàn diện. Trong đó, giáo dục đạo đức giữ vai trò là tiền đề cho sự phát triển toàn diện của các em. Để đạt đ-ợc mục đích này thì việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng.
Đề tài này đã tìm hiểu thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở một số tr-ờng tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Qua tìm hiểu, các giáo viên đều có nhận thức đúng về sự cần thiết của việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có nhận thức, hiểu biết sâu sắc về hệ thống các nguyên tắc giáo dục nên dẫn đến việc thực hiện các nguyên tắc ch-a đảm bảo thật tốt, làm ảnh h-ởng đến kết quả giáo dục. Trong mỗi tình huống giáo dục cụ thể mỗi giáo viên phải có sự lựa chọn và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc giáo dục chứ không thể thực hiện một cách hình thức để cho xong là đ-ợc.
Trên cơ sở thực trạng đó, tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục đó là:
- Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên. - Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí
- Đầu t- kinh phí cho các hoạt động giáo dục
Những giải pháp này chủ yếu là dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và những kinh nghiệm tìm hiểu có đ-ợc trong phạm vi ở một số tr-ờngTiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc.
2.Kiến nghị
Để việc thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đ-ợc đảm bảo thực hiện tốt cần có sự đồng tình, ủng hộ của Đảng, nhà n-ớc và của tất cả các lực l-ợng giáo dục.
Đảng, nhà n-ớc và các chính quyền địa ph-ơng cần quan tâm hơn nữa tới việc đầu t- cho giáo dục Tiểu học, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tăng kinh phí cho các hoạt động giáo dục.
Cần có sự chỉ đạo, kiểm tra công tác giáo dục đồng bộ từ Bộ, Sở, Phòng và các tr-ờng Tiểu học.
Ban giám hiệu nhà tr-ờng cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên thông qua lớp đào tạo từ xa, các lớp học tại chức, các lớp bồi d-ỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ s- phạm dành cho các giáo viên trong tr-ờng và các cuộc thi giao lưu giữa các trường…
Ban giám hiệu nhà tr-ờng cần th-ờng xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về giáo dục đạo đức hiện nay, để nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Ban giám hiệu nhà tr-ờng cần phải thật sự sát sao trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong nhà tr-ờng.
Ban giám hiệu nhà tr-ờng cần liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, cụ thể là giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với cha mẹ học sinh. Giáo viên và cha mẹ học sinh cần thống nhất với nhau về nội dung, ph-ơng pháp giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức cho các em nói riêng.
Ban giám hiệu nhà tr-ờng và gia đình cần xây dựng một môi tr-ờng sống và học tập lành mạnh cho học sinh. Cần huy động nguồn vật chất từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh đạt kết quả cao.
Chăm lo hơn nữa đến đời sống của đội ngũ giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện nghiên cứu và trình độ nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy cô cho ý kiến đóng góp để đề tài đ-ợc hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và đào tạo (6/2007), Giáo dục học, Tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học - Dự án phát triển giáo viên tiểu học
2. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
3. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hoà (1997), Giáo dục học Tiểu học 1, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Nghị quyết TW 2 khóa VIII
6. Trần Hậu Khiêm (1997), Giáo trình Đạo đức học, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
7. Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII, Tạp chí Lịch sử Đảng số 2 (1/1997).