Chương trình THPT môn hóa học ở trường phổ thông được xây dựng trên cơ sở các quan điểm sau đây:
1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu của bộ môn hóa học ở trường phổ thông
Mục tiêu của bộ môn hóa học, mục tiêu phân hóa THPT phải được quán triệt và cụ thể hóa trong chương trình hóa học THPT.
2. Đảm bảo tính phổ thông có nâng cao, gắn với thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hóa học hiện đại.
Hệ thống tri thức THPT về hóa học được lựa chọn bảo đảm: - Kiến thức, kĩ năng hóa học phổ thông, cơ bản, tương đối hoàn thiện. - Tính chính xác của khoa học hóa học.
- Sự cập nhật với những thông tin của khoa học hóa học hiện đại về nội dung và phương pháp.
- Nội dung hóa học gắn với thực tiễn đời sống, sản xuất.
- Nội dung hóa học được cấu trúc có hệ thống theo các mạch kiến thức và kĩ năng.
3. Đảm bảo tính đặc thù của bộ môn hóa học
- Nội dung thực hành và thí nghiệm hóa học được coi trọng, là cơ sở quan trọng để xây dựng kiến thức, rèn kĩ năng hóa học.
- Tính chất hóa học của các chất được chú ý xây dựng trên cơ sở nội dung lý thuyết cơ sở hóa học chung tương đối hiện đại và được kiểm nghiệm dựa trên cơ sở thực nghiệm hóa học, có lập luận khoa học.
4. Đảm bảo định hướng đổi mới PPDH hóa học theo hướng dạy và học tích cực và đặc thù của bộ môn hóa học.
- Hệ thống nội dung hóa học THPT được tổ chức sắp xếp, sao cho: GV thiết kế, tổ chức để HS tự giác, tích cực, tự lực hoạt động xây dựng kiến thức và hình thành kĩ năng mới, vận dụng để giải quyết một số vấn đề thực tiễn được mô phỏng trong các bài tập hóa học.
- Sử dụng thí nghiệm hóa học để nêu và giải quyết một số vấn đề đơn giản, kiểm tra dự đoán và rút ra kết luận một cách tương đối chính xác và khoa học hơn chương trình chuẩn. - Chú ý khuyến khích GV, HS sử dụng thiết bị DH, trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong DH hóa học
5. Đảm bảo định hướng về đổi mới đánh giá kết quả học tập hóa học của HS
Hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học đa dạng, kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, lý thuyết và thực nghiệm hóa học nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng hóa học của HS ở ba mức độ biết, hiểu và vận dụng phù hợp với nội dung và phương pháp của chương trình chuẩn. Đánh giá năng lực tư duy logic và năng lực hoạt động sáng tạo của HS qua một số nhiệm vụ cụ thể, thí dụ như nhận biết chất độc hại, xử lý chất độc hại, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (thể hiện trong các bài tập tổng hợp và bài tập thực nghiệm).
6. Đảm bảo kế thừa những thành tựu của giáo dục trong nước và thế giới
- Chương trình THPT môn hóa học bảo đảm tiếp cận nhất định với chương trình hóa học phổ thông ở một số nước tiên tiến và khu vực về mặt nội dung, phương pháp, mức độ kiến thức, kĩ năng hóa học phổ thông.
- Chương trình bảo đảm tính kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hóa học hiện hành và THPT thí điểm ban KHTN, khắc phục một số hạn chế của chương trình hóa học trước đây của Việt Nam.
7. Đảm bảo tính phân hóa trong chương trình hóa học phổ thông
- Chương trình THPT môn hóa học nhằm đáp ứng nguyện vọng của một số HS có năng lực về khoa học tự nhiên. Ngoài nội dung hóa học phổ thông nâng cao, còn có nội dung tự chọn về hóa học dành cho HS có nhu cầu luyện tập thêm hoặc tìm hiểu một lĩnh vực nhất định, hoặc nâng cao hơn kiến thức hóa học. Nội dung này góp phần giúp HS có thể tiếp tục học lên cao đẳng, đại học hoặc bước vào cuộc sống lao động.
- Mức độ nội dung chương trình THPT nâng cao môn hóa học cao hơn chương trình THPT chuẩn nhưng thấp hơn mức độ nội dung của chương trình THPT chuyên hóa học.
2.2. Xây dựng hệ thống các vấn đề có thể cấu trúcthành đề tài DHTNST Bảng 2.1: Hệ thống các vấn đề có thể cấu trúc thành đề tài DHTNST Tên chủ đề Bài Số 1 (Lớp- chương trình)
Nội Dung Quy trình thực hiện của HS
Mỹ phẩm
thiên nhiên
Bài 25
(11- NC) Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ + Khái niệm các hợp chất hữu cơ
+ Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ + Phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ.
GV: cho HS bốc thăm sản phẩm theo chủ đề
+ Nhóm 1: Son
+ Nhóm 2: Các loại tinh dầu + Nhóm 3: Kem đánh răng
Các nhóm sẽ phải tìm hiểu về thực trạng sử dụng, thành phần và thông số của các chất có thể gây hại cho sức khỏe và thẩm mỹ người sử dụng, đồng thời tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi nhóm, cách sử dụng an toàn sản phẩm.
Đề xuất phương án sản xuất an toàn của các sản phẩm đó( Nhóm nào bốc thăm sản phẩm nào thì điều chế sản phẩm đó) và điều chế sản phẩm bằng nguyên liệu thiên nhiên.
Yêu cầu mỗi nhóm phải có video quay lại toàn bộ quá trình tạo sản phẩm và video điều tra thực trạng sử dụng sản phẩm.
Bài 42 (11- NC)
Khái niệm về Tecpen + Thành phần, cấu tạo và dẫn xuất
+Nguồn Tecpen Thiên nhiên, cách khai thác và ứng dụng
Bài 59 (11- NC)
Axit cacboxylic: Cấu trúc, Danh pháp, Tính chất vật lí
Bài 60
(11- NC) Axit cacboxylic: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Chế phẩm đồ uống thiên nhiên an toàn Bài 25
(11-NC) Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ + Khái niệm các hợp chất hữu cơ
+ Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ + Phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ.
GV: cho HS bốc thăm sản phẩm theo chủ đề
+ Nhóm 1: rượu (gạo)
+ Nhóm 2: Các loại nước giải khát Các nhóm sẽ phải tìm hiểu về thực trạng sử dụng, thành phần và thông số của các chất có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng, đồng thời tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi nhóm, cách sử dụng an toàn sản phẩm.
Đề xuất phương án sản xuất an toàn của các sản phẩm đó( Nhóm nào bốc thăm sản phẩm nào thì điều chế sản phẩm đó) và điều chế sản phẩm bằng nguyên liệu thiên nhiên.
Yêu cầu mỗi nhóm phải có video quay Bài 52
(11- NC)
Ancol: Cấu tạo, danh pháp, tính chất vật lí Bài 53 (11- NC) Ancol: Tính chất hoá học, điều chế và ứng dụng Bài 59 (11- NC)
Axit cacboxylic: Cấu trúc, Danh pháp, Tính chất vật lí
(11- NC) chất hoá học, Điều chế và ứng dụng
lại toàn bộ quá trình tạo sản phẩm và video điều tra thực trạng sử dụng sản phẩm. . Chất giặt rửa an toàn Bài 25 (11- NC)
Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ
+ Khái niệm các hợp chất hữu cơ
+ Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ + Phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ.
GV: cho HS bốc thăm sản phẩm theo chủ đề
+ Nhóm 1: xà phòng + Nhóm 2: nước rửa chén
Các nhóm sẽ phải tìm hiểu về thực trạng sử dụng, thành phần và thông số của các chất có thể gây hại cho sức khỏe và thẩm mỹ người sử dụng, đồng thời tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm của mỗi nhóm, cách sử dụng an toàn sản phẩm.
Đề xuất phương án sản xuất an toàn của các sản phẩm đó( Nhóm nào bốc thăm sản phẩm nào thì điều chế sản phẩm đó) và điều chế sản phẩm bằng nguyên liệu thiên nhiên.
Yêu cầu mỗi nhóm phải có video quay lại toàn bộ quá trình tạo sản phẩm và video điều tra thực trạng sử dụng sản phẩm.
Bài 42 (11- NC)
Khái niệm về Tecpen + Thành phần, cấu tạo và dẫn xuất
+Nguồn Tecpen Thiên nhiên, cách khai thác và ứng dụng
2.3. Minh họa xây dựng gián án dạy học trải nghiệm sáng tạo phần hữu cơ trong chương trình hóa học THPT
Để đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hóa học, tôi đã tiến hành xây dựng giáo án dạy học trải nghiệm sáng tạo phần hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học THPT theo 7 bước nói trên:
2.3.1. Giáo án 1. Chất giặt rửa an toàn
Giáo án 1: Chủ đề trải nghiệm: Chất giặt rửa an toàn
Đối tượng HS: lớp 12NC trường...
Thời điểm triển khai đề tài: từ tiết 2- 6 học kì 1 lớp 12NC.
I. Mục tiêu
Sau khi học xong chủ đề, học sinh có thể
1. Về kiến thức
- Các tính chất lý, hóa học của lippit, chắt giặt rửa. - Gọi tên và các cách điều chế các chất đó.
- Trình bày được các thành phần chính của các chất giặt rửa: Xà phòng, nước rửa chén,...
- Mô tả và giải thích được quy trình, cách làm các sản phẩm đó.
- So sánh và giải thích quy trình và cách làm của các sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmake do chính tay HS tạo ra.
- Liệt kê, giải thích được các tác hại của các sản phẩm ngoài thị trường hiện nay làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
- Đề xuất được phương pháp điều chế an toàn, tiện lợi cho người tiêu dùng.
2. Về kĩ năng
- Rèn luyện được kĩ năng tư duy sáng tạo, cách xử lý và giải quyết tình huống thực tế.
- Rèn luyện các kĩ năng nghiên cứu khoa học: kỹ năng đặt câu hỏi, xây dựng giả thuyết, xác định phương pháp thực hiện, quan sát hiện tượng trong các thí nghiệm, đưa ra những giải thích và kết luận.
3. Về thái độ
- Rèn luyện tư duy nghiên cứu khoa học thông qua thực hiện các hoạt động, thí nghiệm.
- Biết cách bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và những người xung quanh. - Xây dựng được các thói quen tốt trong học tập và trong đời sống.
4. Về năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực sáng tạo. - Năng lực tính toán.
Ngoài 5 năng lực phát triển cho HS trong đặc trưng môn hóa, DHTNST còn có thể hình thành các năng lực khác như:
• Năng lực tham gia và tổ chức hoạt động trong tập thể.
• Năng lực định hướng nghề nghiệp.
• Năng lực làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị
•Giáo viên
- Giáo án, bài giảng PowerPoint.
• Học sinh
Đọc lại các bài: Bài 25, 42, ở chương trình lớp 11 NC, và bài 1, 2, 3 ở chương trình lớp 12 NC.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp DHTNST.
• Quan sát và đàm thoại nêu vấn đề.
• Phát hiện và giải quyết vấn đề.
• Thực nghiệm.
IV. Các hoạt động dạy học
TIẾT 1: Thông báo triển khai chủ đề
Hoạt động của GV và HS Nội dung
20’
- GV hướng dẫn HS cách đánh giá từng cá nhân trong nhóm theo Phiếu theo dõi 1 (phụ lục 2).
- HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc.
• Cách chấm điểm phiếu theo dõi từng các nhân.
15’ - GV thông báo cụ thể chủ đề:
Chất giặt rửa an toàn
- GV đưa ra vấn đề cần giải thích: Các sản phẩm như xà phòng, nước rửa chén,... là những thứ không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm đó trên thị trường hiện nay thì khá không an toàn gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Vậy có cách nào để hạn chế những tác hại của chúng, có phải những sản phẩm nào trên thị trường hiện nay đều không tốt không?
GV: hỏi trực tiếp HS luôn về vấn
Nhiệm vụ thứ nhất: chất giặt rửa
Chia lớp thành 2 nhóm: Mỗi nhóm với chủ đề về sản phẩm như sau: + Nhóm 1: Xà phòng. + Nhóm 2: Nước rửa chén. Mỗi nhóm cần tìm hiểu: + Thành phần chủ yếu của các sản phẩm trên. + Thực trạng sử dụng các sản phẩm. + Thông số cụ thể các chất và ngưỡng gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.
+ Giải thích cơ chế hoạt động của những thành phần gây hại này.
đề này ngay tại lớp, cả lớp sẽ thảo luận chung về chủ đề chất giặt rửa. Sau đó giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm nhỏ trong lớp như sau:
- GV chia lớp thành 2 nhóm nhỏ và giao nhiêm vụ chung cho các nhóm.
Các nhóm sẽ bốc thăm chủ đề của mình và tìm hiểu chi tiết về các chi tiết tiêu chí được xây dựng trong
phiếu học tập số 3 ( phụ lục 3) - Các nhóm thảo luận, tự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm.
+ Trình bày được quy trình sản xuất các sản phẩm đó.
+ Cách sử dụng các sản phẩm an toàn.
Yêu cầu: Mỗi nhóm phải có hình ảnh và video phỏng vấn quay lại quá trình tìm hiểu thực tế của nhóm mình.
10’ - HS báo cáo kế hoạch phân công nhiệm vụ của nhóm.
- GV hướng dẫn điều chỉnh phân công và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm theo Phiếu đánh giá 1 (phụ lục 4).
TIẾT 2: Kiểm tra kết quả thông tin HS thu thập được và giao bài tập áp dụng Hoạt động của GV và HS Nội dung
35’ - GV cho HS trình bày kết quả thu được.
- Mỗi nhóm có 15 phút để trình bày kết quả của nhóm mình, bao gồm:
+ Các tiêu chí ở: Phiếu học tập số 3
+ Đánh giá mức độ tham gia hoạt
Kết quả của các nhóm ghi trong ( phiếu học tập số 3)
động của các thành viên trong nhóm.
- GV cho HS tổng kết các kết quả thu được vào Phiếu học tập số 3
(phụ lục 3).
10’ - GV giao nhiệm vụ tiếp theo: +Mỗi nhóm sẽ phải điều chế sản phẩm mà mình đã chọn từ các nguyên liệu thiên nhiên an toàn. + Bài thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình và so sánh sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmade mà nhóm đã làm. - Các nhóm thảo luận và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong nhóm.
- HS báo cáo kết quả lựa chọn và kế hoạch phân công nhiệm vụ của nhóm.
- GV hướng dẫn điều chỉnh và đưa ra bảng tiêu chí đánh giá mức độ tham gia hoạt động của các thành viên trong nhóm theo Phiếu theo dõi 2 (phụ lục 2).
Nhiệm vụ thứ hai: chất giặt rửa an toàn
Kết quả của các nhóm:
+ Sản phẩm thực tế đã hoàn thành từ những nguyên liệu thiên nhiên.
+ Bài thuyết trình về sản phẩm handmake và bảng so sánh sản phẩm ngoài thị trường và sản phẩm handmade mà nhóm đã làm.
+ Video quay lại toàn bộ quá trình tạo thành sản phẩm.
TIẾT 3: Kiểm tra tiến trình làm của HS
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Theo dõi HS thực hiện, hướng dẫn HS, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc.
Báo cáo tiến trình thực hiện chung của nhóm, việc làm của từng cá nhân, kết quả đã đạt được và những khó khăn gặp phải khi thực hiện đề tài.
TIẾT 4: HS báo cáo kết quả, GV củng cố - dặn dò Hoạt động của GV và HS Nội dung
40’ - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo và phát vấn, thời gian cho mỗi nhóm là 15 phút.
- HS lắng nghe, thảo luận và phát vấn những thắc mắc về kết quả thu được của nhóm bạn.
Các nhóm trình bày kết quả: