Hình 12: Nhà máy sản xuấtbioethanol tại Bình Dương

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 30 - 35)

Ngày 6/4/2005, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã đồng ý hỗ trợ

30,000USD như là kinh phí ban đầu cho nhóm nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Biomass giai đoạn 2005 - 2007.

-Nhóm nghiên cứu đề tài Biomass, xử lý phế phẩm nông nghiệp do TS. Phan Đình Tuấn, trường đại học Bách khoa TP.HCM phụ trách. Biomass là đề tài của nghiên cứu công nghệ xử lý các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, trấu… nhằm sản xuất bioethanol (cồn nguyên liệu), tiến tới xây dựng mô hình “Thị trấn Biomass” tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi,TP.HCM.

-Trung tâm khuyến công tỉnh Đồng Nai phối hợp với Đại học Nông Lâm

TP.HCM vừa chuyển giao công nghệ sản xuất bioethanol từ trái Điều phế phẩm cho 120hộ trồng Điều ở huyện Cẩm Mỹ để sản xuấtbioethanol. Theo công nghệ này, mỗi tấn trái Điều sau khi lấy hạt đưa vào xử lý chưng cất sẽ thu được 80 lít bioethanol 80 độ.

-Trong khoảng thời gian tháng 04/2007 – tháng 12/2009, PGS.TS Vũ Nguyên Thành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất

bioethanol nhiên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp (biomass)” với mục tiêu thiết kế được quy trình công nghệ sản xuất bioethanol nhiên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, lõi ngô, thân gỗ, bã mía…) và mô hình hệ thống thiết bị sản xuất bioethanol nhiên liệu từ phế phụ phẩm nông nghiệp nhằm triển khai áp dụng tại các cơ sở sản xuất.

-Nhà máy sản xuất bioethanol đang xây dựng tại tỉnh Bình Phước với công suất hàng năm khoảng 100,000m3. Nguồn nguyên liệu sản xuất từ sắn lát và tinh bột. Sản phẩm thu được với độ tinh khiết 99.8% (thể tích). Nhà máy được đầu tư bởi liên doanh giữa PVOil và ITOCHU, hình thành Công ty TNHH Nhiên liệu Sinh học Phương Đông (OBF).

- Nhà máy sản xuất bioethanol tại khu kinh tế Dung Quất sẽ được đầu tư xây dựng bởi Tổng công ty dịch vụ dầu khí (Petrosetco), BSR, PVFC hình thành Công ty cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Việt Nam (PCB).Nhà máy được xây dựng trên diện tích từ 30 – 50 ha, sản xuất bioethanol 99.8% (thể tích), công suất 100,000 m3/năm với nguồn nguyên liệu sắn lát.

Hình 13: Nhà máy sản xuất bioethanol tại khu kinh tế Dung Quất

- PVB (Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học Dầu khí) đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bioethanol tại tỉnh Phú Thọ (cách Hà Nội khoảng 80 Km). Tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD. Công suất nhà máy khoảng 100,000 m3

bioethanol/năm. Nguồn nguyên liệu nhà máy chủ yếu là từ sắn lát và cây mía. - Công ty cổ phần Đồng Xanh (GFC) đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất bioethanol tại xã Đại Tân,huyện Đại Lộc, Quảng Nam từ nguồn nguyên liệu chủ yếutừ củ khoai mì (sắn) và tinh bột. Nhà máy sản xuất bioethanol với độ tinh khiết 99.8% (thể tích), có công suất chạy thử khoảng 50 triệu lít/năm. Sau đó, tiến hành mở rộng và dự kiến công suất đạt khoảng 100 triệu lít/năm. Sau hơn hai năm thi công, ngày 02/9/2009 Công ty cổ phần Đồng Xanh đã đi vào hoạt động.

10.2. Những hạn chế trong việc phát triển năng lượng sinh học tại Việt Nam

Năng lượng sinh học chưa phát triển được ở nước ta do một số nguyên nhân sau: - Nguồn nguyên liệu còn hạn chế do phải dành đất đai để đảm bảo an ninh lương thực, trồng rừng bảo hộ và nguyên liệu cho công nghiệp; công nghệ hiện tại

chưa đảm bảo năng suất cây trồng cao. Nếu phát triển ồ ạt, không tính toán sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực và diện tích rừng.

- Công nghệ sản xuất năng lượng sinh học hiện tại (thế hệ thứ nhất) dùng nguyên liệu là tinh bột ngũ cốc, mật rỉ đường để sản xuất ethanol và dùng dầu mỡđộng thực vật để sản xuất diesel sinh học, số lượng còn hạn chế và có giá thành cao.

- Công nghệ mới (thế hệ thứ hai) để sản xuất ethanol, diesel sinh học từ phế thải công - nông - lâm nghiệp (ligno-cellulosic bio mass) mới thành công ở mô hình trình diễn, quy mô nhỏ, cần 5-7 năm nữa mới có thể áp dụng ở quy mô công nghiệp với giá thành hạ, sản lượng lớn.

- Năng lượng sinh học mới phát triển, chưa có đầu tưthích đáng, chưa sánh được với lịch sử hàng trăm năm của công nghiệp dầu mỏ. Muốn khuyến cáo sử dụng Năng lượng sinh học cần phải trợ giá, hoặc có chính sách khuyến khích ban đầu, hoặc bắt buộc như quy định các đô thị trên 500 ngàn dân phải sử dụng nhiên liệu sạch.

10.3/ Chính sách, biện pháp tháo gỡ những rào cản trong việc sản xuất và sử dụng năng lượng sinh học.

Có thể thấy rằng, việc sản xuất biodiesel ở trong nước sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn và khó được nhân rộng, đầu tư thỏa đáng nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Điều đó đòi hỏi cần có những chính sách, biện pháp tháo gỡ những rào cản trong việc sản xuất và sử dụng năng lượng sinh học.

- Trước mắt là có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và có chính sách ưu đãi về thuế phù hợp để hỗ trợ việc phát triển nghiên cứu và sử dụng biodiesel.

- Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm ban hành tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để các doanh nghiệp ổn định sản xuất, phân phối sản phẩm và giúp các cơ quan quản lý giám sát chất lượng sản phẩm biodiesel trong sản xuất và lưu thông trên thị trường.

- Hơn nữa, cũng cần xây dựng mô hình đầu tư thấp, phân phối nhiên liệu

biodiesel cho khu vực đông dân cư. Đồng thời cần xây dựng mô hình trồng trọt, chế biến, pha chế biodiesel cung cấp nhiên liệu cho máy móc nông nghiệp ở địa phương.

Phụ lục

Biểu đồ

Biểu đồ giá dầu thế giới từ năm 1996-2008...5

Biểu đồ xu thế phát triển năng lượng tái tạo...25

Hình và Bảng Hình 1 : Công nghệ Bioga...6

Hình 2:Các đô thị lớn tiêu biểu trong dự án phát triểncác đô thị sinh khối ở Nhật Bản 7 Hình 4:Nhà máy xử lý nước thải để chạy phát điện...8

Hình 5:Phát triển bioga để chạy máy phát điện...8

Hình 6: Các dự án nhiên liệu sinh học từ nguyên liệu cellulose trên thế giới đến đến tháng 7 năm 2008...9

Hình 7 : Các hầm Bioga ở Việt Nam...10

Hình 8: Phễu chiết chứa sản phẩm sau khi tách lớp...13

Hình 9: Rửa sản phẩm...14

Hình 10: Nhà máy etanol đầu tiên ở Brazil...26

Hình 11: Nhà máy năng lương sinh học tại Leeds (Anh)...28

Hình 12: Nhà máy sản xuất bioethanol tại Bình Dương...30

Hình 13: Nhà máy sản xuất bioethanol tại khu kinh tế Dung Quất...31

Tài liệu tam khảo http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-tim-hieu-ve-nang-luong-sinh-hoc-va-ung-dung-o- viet-nam-va-the-gioi-37634/ http://e5.nhienlieusinhhoc.com.vn/san-xuat-diesel-sinh-hoc http://doc.edu.vn/tai-lieu/luan-van-su-dung-nuoc-thai-tu-ham-u-biogas-de-nuoi-tao- chlorella-10214/ http://luanvan.co/luan-van/ung-dung-cua-vi-sinh-vat-cong-nghe-biogas-2069/ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ khóa 28- 2007: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT BIODIESEL TỪ MỠ CÁ BASA của Trường Đại học Cần Thơ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI (Trang 30 - 35)