Tăng trưởng chiều dài của cá

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau (Trang 25)

Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 32 ngày ương với các độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 4.10.

Bảng 4.10 Tăng trưởng chiều dài của cá rô phi đỏ

NT Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày)

1 8,48 ± 0,00 30,31 ± 0,18 21,83 ± 0,18ab 0,68 ± 0,01ab 2 8,48 ± 0,00 30,61 ± 0,27 22,13 ± 0,27a 0,69 ± 0,01a 3 8,48 ± 0,00 30,14 ± 0,13 21,66 ± 0,13bc 0,68 ± 0,00bc 4 8,48 ± 0,00 30,02 ± 0,06 21,54 ± 0,06bc 0,67 ± 0,00bc

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột không có cùng chữ cái thì khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05)

Kết quả ở bảng 4.10 cũng thể hiện sự khác biệt về tăng trưởng chiều dài của cá, ở nghiệm thức độ mặn 5‰ cá có tốc độ tăng trưởng cao nhất (30,61 ± 0,27mm) và có ý nghĩa thống kê ở mức (p < 0,05) so với các nghiệm thức nước ngọt, 10‰, 15‰ tốc độ tăng trưởng lần lượt là 30,31 ± 0,18mm; 30,14 ± 0,1mm; 30,02 ± 0,06mm.

Tốc độ tăng trưởng chiều dài ở nghiệm thức 2 cao nhất là do nồng độ muối thấp cá không cần tốn nhiều năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu bên cạnh đó khi giai đoạn còn nhỏ cá ưu tiên cho sự tăng trưởng về chiều dài nên khi sống trong môi trường thích hợp thì chiều dài của cá cũng tăng trưởng tốt hơn. Nghiệm thức 4 là nghiệm thức có tăng trưởng chiều dài thấp nhất là do độ mặn cao cá phải cần nhiều năng lượng để cho sự điều hòa áp suất thẩm thấu vì vậy cá kém bắt mồi nên làm cho cá chậm tăng trưởng về chiều dài.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm ương cá rô phi đỏ giai đoạn bột lên hương với các mật độ và độ mặn khác nhau (Trang 25)