PhầnIII: Tổng kết

Một phần của tài liệu Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 (Trang 38 - 40)

Qua các chặng đường phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ khi hình thành đến nay đã luôn phát triển và lớn mạnh hơn trong đường lối của mình. Đặc biệt nhân dân Đông Nam Á đã cùng nhau đoàn kết chống lại sự xâm lược của phát xít nhật và xâm lược hai lần các nước thực dân,cuộc đấu tranh cũng đã mang những sắc thái, ý thức hệ khác nhau từ những năm 20 đến nay. Vì thế mà phong trào giải phóng dân tộc đã đi theo hai con đường khác nhau đó là con đường giải phóng dân tộc theo giai cấp tư sản và con đường giải phóng dân tộc theo giai cấp vô sản. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản , mặt trận dân tộc , các lược lượng cách mạng khác, đã chỉ ra đường lối và con đường cách mạng phù hợp với dân tộc mình.

Nhìn chung, sau chiến tranh thế giới thứ hai Đông Nam Á đã trở thành điểm khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sự phát triển của phong trào đã làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của các nước thực dân ở khu vực. Bên cạnh đó cũng đã thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc giữa các nước Đông Nam Á nói chung và nhân dân ba nước Đông Dương nói riêng. Như vậy, sau khi giành được độc lập do những điều kiện phát triển khác nhau mà việc hình thành các thể chế chính trị đi theo những xu hướng phát triển khác nhau khi đất nước được giành độc lập

Ở Đông Dương nhân dân Việt Nam, Lào,Campuchia đã cùng nhau trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ hơn 30 năm để giành độc lập dân tộc về tay nhân dân. Nhân dân Việt Nam và Lào đã phát triển đi lên theo con đường định hướng của XHCN. Riêng Campuchia lúc đầu đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản nhưng khi đất nước thống nhất thì Campuchia đã không đi theo con đường chủ nghĩa xã hội mà phát triển theo con đường quân chủ lập hiến. Các nước Philippin, Malaixia, Xingapo và Thái lan là những nước giành độc lập về chính trị nhưng nền độc lập còn bị hạn chế bởi các hiệp định kinh tế, quân sự với Mĩ Và các nước phương Tây với các thể chế chính trị khác

nhau. Riêng Miến Điện đi theo con đường phát triển biệt lập, hướng nội và đóng cửa trong một thời gian dài sau khi giành được độc lập.

Kết thúc cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, các nước Đông Nam Á đã bước vào thời kì lịch sử mới – thời kì xây dựng phát triển đất nước. Với sự hình thành và phát triển của tổ chức ASEAN đã liên kết các nước Đông Nam Á lại với nhau sau khi giành được độc lập đã thúc đẩy nền kinh tế, chính trị, xã hội các nước Đông Nam Á phát triển một cách sôi nỗi hơn.

Một phần của tài liệu Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 (Trang 38 - 40)