Xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá các phương án

Một phần của tài liệu “ nghiên cứu, ứng dụng mô hình toán đánh giá ngập lụt khu vực hồ lắk buôn trấp trên lưu vực sông srêpôk (Trang 83 - 103)

Sau khi hoàn thành tính toán thuỷ văn thuỷ lực bằng mô hình MIKE 11, các kết quả tính toán qua Modun MIKE 11-HD đã xuất ra độ sâu ngập lụt trong vùng nghiên cứu sẽ được chuyển vào Arc Gis để thiết lập bản đồ ngập lụt và đánh giá. Kết quả xuất ra từ MIKE 11-HD dưới dạng đuôi dfs2 sẽ chuyển sang đuôi ascii và add lên Arc Gis. Kết hợp với các dữ liệu có sẵn như mạng sông, trạm thủy văn, trạm

khí tượng, hành chính xã huyện và tỉnh, bản đồ vệ tinh và bản đồ Dem địa hình tiến hành xây dựng được bản đồ ngập lụt vùng nghiên cứu.

a. Kịch bản 1 (KB1) : Trận lũ năm 2000 từ 10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

Hình 4-3: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk Buôn Trấp trận lũ năm 2000. Bảng 4-1: Diện tích ngập lụt trong khu vực.

Khuvực

Diệntích bịngập(km2)

0,5-1,5(m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m)

Hồ LắkBuôn

Trấp 974,913 204,344 48,778 1228,035

Từ kết quả tính toán độ sâu và diện tích ngập lụt trong khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp trận lũ năm 2000 khi chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah so sánh với vết lũ trên khu vực năm 2000 ta có bảng sau:

Bảng 4-2: Vết lũ trên khu vực năm 2000.

Địađiểmvếtlũ Caođộ(m) nămĐộ2000ngập (m)

Ea Bông Nhà ông Aman Rông Buôn MB Lớt 417,81 2,7

Nhà bà Võ Thị Phương Kiều 418,02 1,7

Nhà ông Lê Xuân Nguyên đội 2 417,18 2,2

Ea Na Đội 4 thôn Quỳnh Ngọc 415,35 2,8

Nhà ông Phạm Xuân Thu buôn Tơ Lơ 417,03 0,75

TT. Buôn Trấp

Nhà bà Đồng Thị Dung khối 8 417,91 1,7

Nhà bà Trần Thị Tho đội 2 418,87 2,5

Bình Hòa Nhà ông Phạm Khuya thôn 1 đội 1 419,25 1,6

Buôn Choah

Trường tiểu học xã 423,75 1,75

Nhà bác Hiểu thôn 1 423,8 1,65

Nhà anh Nhất thôn 1 423,5 0,5

Từ kết quả tính toán và vết lũ nhận thấy kết quả tính toán được so với thực tế cũng tương đối chính xác. Các xã có độ sâu ngập lụt lớn có kết quả tính toán ra lớn như Ea Bông, Ea Na, TT.Buôn Trấp, Bình Hòa, Buôn Choah. Vì địa hình khu vực này có cao độ chênh nhau lớn trong 1 xã nên độ sâu ngập trong 1 xã cũng có sự chênh lệch nhau. Gần như vết lũ trùng với các xã tính toán.

Trận lũ năm 2000 từ 10/08/2000 1:00:00 AM đến 10/28/2000 4:00:00 AM. Diện tích ngập lụt các xã Ea Bông, Ea Na, TT.Buôn Trấp, Buôn Choah độ sâu ngập 0,5-1,5 (m) có diện tích tương đối lớn trong xã. Nguy hiểm và gây thiệt hại nặng nhất là độ sâu ngập >2,5 (m) các xã này có diện tích ngập lụt lớn nhất trong khu vực nghiên cứu. Vì các xã khu vực này có địa hình trũng, lại là nơi nhập lưu giữa 2 con sông lớn là Krong Ana và Krong No đổ xuống từ các dãy núi và cao nguyên rồi chảy vào sông Srêpôk. Chúng như 1 cái lòng chảo để chứa nước khi mực nước trong sông tràn bờ. Trận lũ năm 2000 là lũ đặc biệt lớn trên sông Krong Ana và Krong No nên gây ra mức độ ngập trầm trọng. Các xã Bình Hòa, Buôn Triết, Buôn Tría nằm gần khu vực hồ Lắk, gần sông Krong Ana, gần cao nguyên và có cao độ thấp nên khi có lũ lớn chúng sẽ trữ nước và chờ đến khi mực nước trên sông Krong Ana hạ thì mới có thể thoát ra sông được. Diện tích ngập của xã Bình Hòa, Buôn

Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng gần như toàn bộ xã. Các xã khu vực này có diện tích ngập lớn nhưng độ sâu ngập >2,5 (m) không xảy ra nhiều.

b. Kịch bản 2 (KB2): Trận lũ năm 1998 từ 11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

Hình 4-4: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp trận lũ năm 1998. Bảng 4-3: Diện tích ngập lụt trong khu vực.

Khuvực Diệntích bịngập(km 2) 0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m) Hồ Lắk Buôn Trấp 982,543 186,329 22,226 1191,089 Trận lũ năm 1998 từ 11/12/1998 1:00:00 AM đến 11/30/1998 10:00:00 PM là trận lũ lớn lịch sử trên sông Krong Ana cũng như trên lưu vực Srêpôk. Trận lũ này ứng với tần suất P%≈ 2% tại trạm thủy văn Giang Sơn và ứng với tần suất P %≈5% tại trạm thủy văn Đức Xuyên. Có thể nhận thấy các xã gần nhánh sông Krong Ana là Buôn Triết, Buôn Tría, Bình Hòa, Đắk Liêng vào trận lũ này có độ sâu và diện tích ngập lớn nhất so với năm 2000. Độ sâu ngập lụt từ 1,5-2,5 (m) gần như bao trùm toàn bộ các xã. Do rừng đầu nguồn bị chặt phá và khai thác lại chưa có chính sách và biện pháp trồng mới lên khi mưa lớn nước từ thượng nguồn dồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuống sẽ tích lại ở các ô chứa tập trung nước, chờ đến khi nước sông Krong Ana giảm mới có thể tiêu được.

Các xã Ea Bông, Ea Na, TT. Buôn Trấp, Buôn Choah độ sâu ngập và diện tích ngập >2,5 (m) chiếm tỉ lệ lớn. Tuy có giảm hơn so với trận lũ năm 2000 nhưng vẫn gây thiệt hại nặng cho khu vực này. Vì địa hình trũng và lại là nơi thắt lại của sông Krong Ana và Krong No nối với sông Srêpôk lên khu vực này bị ngập cực kỳ nghiêm trọng.

Bảng 4-4: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000.

Khuvực Diệntích bịngập(km2)

0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m)

Hồ Lắk Buôn

Trấp -7,63 18,015 26,552 36,946

Trận lũ năm 1998 trên khu vực diện tích ngập ở độ sâu 0,5-1,5 (m) tăng

7,63km2 so với trận lũ năm 2000. Nhưng diện tích ngập ở độ sâu 1,5-2,5 (m) và >2,5

(m) đều giảm lần lượt là 18,015km2 và 26,552km2. Vì vậy tổng diện tích ngập lụt

trong khu vực trong trận lũ 1998 nhỏ hơn trận lũ năm 2000.

Nhưng độ sâu và diện tích ngập lụt trong trận lũ năm 1998 vẫn rất lớn và là 1 trong những trận lũ điển hình trên khu vực hồ Lắk - Buôn Trấp.

c. Kịch bản 3 (KB3) : Trận lũ năm 2003 từ 11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM, chưa có sự tham gia của hồ Buôn Tua Srah.

Hình 4-5: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk Buôn Trấp trận lũ năm 2003. Bảng 4-5: Diện tích ngập lụt trong khu vực.

Khuvực Diệntíchbị ngập(km2) 0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m) Hồ Lắk Buôn Trấp 245,192 20,933 0 266,125 Trận lũ năm 2003 từ 11/10/2003 4:00:00 AM đến 12/10/2003 10:00:00 PM

là trận lũ nhỏ. Trên sông Krông Knô tại trạm thuỷ văn Đức Xuyên là 704 m3/s (13-

XI-2003) ứng với P%≈55% tức chu kỳ lặp lại trận lũ là 1,82 năm, tại trạm thủy văn

Giang Sơn là 525 m3/s (17-XI-2003) ứng với tần suất P%≈35% tức chu kỳ lặp lại

trận lũ là 2,86 năm, tại trạm thủy văn Cầu 14 là 665 m3/s (20/XI/2003) ứng với tần

suất P%≈55%. Diên tích ngập lụt trong khu vực chỉ tập trung vào 1 số xã điển hình. Các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng, Bình Hòa chỉ một vài điểm bị ngập và độ sâu ngập cũng không quá lớn chỉ khoảng 0,5-1,5(m). Độ sâu ngập lụt >2,5 (m) là không có trong khu vực.

Các xã TT.Buôn Trấp, Ea Na, Ea Bông, Buôn Choah do địa hình trũng và vị trí ở đoạn hợp lưu của các nhánh sông nên độ sâu ngập 1,5-2,5 (m) vẫn có nhưng diện tích đã bị thu hẹp nhều.

Bảng 4-6: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000.

Khuvực Diệntíchbị ngập(km2)

0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m)

Hồ Lắk Buôn

Trấp 729,721 183,411 48,778 961,91

Trận lũ năm 2003 chỉ là trận lũ vừa trên khu vực nên có thể thấy độ sâu và diện tích ngập lụt so với trận lũ năm 2000 là rất ít. Nhiều vùng trận lũ năm 2000 gây ngập nhưng trận lũ năm 2003 lại không ngập, độ sâu ngập lụt trận lũ năm 2003 đã giảm lớn so với trận lũ năm 2000. Thiệt hại của trận lũ này là không gây thiệt hại nhiều.

d. Kịch bản 4 (KB4) : Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo phương án 1 với Vcl = 37 triệu m3.

Hình 4-6: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp phương án hồ Buôn Tua

Bảng 4-7: Diện tích ngập lụt trong khu vực. Khuvực Diệntíchbịngập(km2) 0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m) Hồ Lắk Buôn Trấp 971,220 203,357 43,358 1217,935 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương án hồ Buôn Tua Srah cắt lũ theo quy trình vận hành liên hồ thì có thể nhận thấy mức độ ngập trong khu vực giảm không đáng kể. Các xã Ea Bông, Ea Na, TT. Buôn Trấp, Buôn Choah, Bình Hòa có diện tích ngập lụt giảm và độ sâu ngập lụt cũng giảm. Do hồ Buôn Tua Srah đã tham gia cắt lũ nên lưu lượng trên sông Krong No đã giảm xuống. Còn các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đăk Liêng gần như diện tích và độ sâu ngập không thay đổi do không thuộc sông Krong No mà lằm gần khu vực sông Krong Ana. Qua kết quả tính toán có thể nhận thấy diện tích ngập của của các xã có giảm nhưng không đáng kể.

Bảng 4-8: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000.

Khuvực Diệntíchbị ngập(km2)

0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m)

Hồ Lắk Buôn

Trấp 3,693 0,987 5,42 10,1

Diện tích ngập ở các độ sâu ngập lụt đã giảm nhưng không đáng kể do các hồ trong khu vực này có nhiệm vụ chính là phát điện là chủ yếu nên khả năng cắt lũ kém. Khu này cũng có địa hình trũng, lại là nơi hợp lưu của các sông và thác, địa hình dốc nên khi có mưa trên khu vực sẽ trữ nước và gây ngập nghiệm trọng. Diện tích rừng đầu nguồn bị giảm nên thời gian tập trung nước nhanh, dòng chảy mặt tăng cũng là nguyên nhân. Vì vậy các hồ tham gia cắt lũ hay giảm độ sâu và diện tích là không lớn.

e. Kịch bản 5 (KB5): Kịch bản 1, hồ Buôn Tua Srah vận hành theo phương án 2 với Vcl = 92,6 triệu m3.

Hình 4-7: Bản đồ ngập lụt khu vực hồ Lắk-Buôn Trấp phương án hồ Buôn Tua

Srah có mực nước trước lũ là 485 (m).

Bảng 4-9: Diện tích ngập lụt trong khu vực.

Khuvực Diệntíchbị ngập(km

2)

0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m)

Hồ Lắk

Buôn Trấp 970,140 202,847 41,889 1214,876

Phương án hồ Buôn Tua Srah có mực nước trước lũ 485 (m) thì có thể nhận thấy mức độ ngập trong khu vực giảm không đáng kể. Các xã Ea Bông, Ea Na, TT. Buôn Trấp, Buôn Choah, Bình Hòa có diện tích ngập lụt giảm và độ sâu ngập lụt cũng giảm. Do hồ Buôn Tua Srah đã tham gia cắt lũ nên lưu lượng trên sông Krong No đã giảm xuống. Còn các xã Buôn Tría, Buôn Triết, Đăk Liêng gần như diện tích và độ sâu ngập không thay đổi do không thuộc sông Krong No mà lằm gần khu vực sông Krong Ana. Tương tự như phương án trên. Khu vực này như một cái lòng chảo để trữ nước khi có mưa lớn và lũ trên thượng nguồn đổ về, gần hồ Lắk lại lằm dưới các cao nguyên nên mưa to sẽ đọng nước và thoát ra sông sau khi mực nước

trong sông giảm. Diện tích rừng đầu nguồn và gần các hồ mới xây đang giảm mạnh. Mà các sông khu vực này lại không có đê mà chỉ có bờ tự nhiên nên khi nước tràn qua bờ thì mức độ ngập lụt càng trầm trọng hơn. Khả năng cắt lũ của hồ Buôn Tua Srah chỉ giảm được một lượng lưu lượng trên sông Krong No nên diện tích và độ sâu ngập không giảm được nhiều.

Bảng 4-10: So sánh diện tích ngập lụt trong khu vực với trận lũ năm 2000 và PA1.

Phương án Diệntích bịngập(km2) 0,5-1,5 (m) 1,5-2,5 (m) >2,5 (m) Năm 2000 4,773 1,497 6,889 13,059 PA1 1,080 0,510 1,469 3,056

Có thể nhận thấy độ sâu và diện tích ngập lụt của khu vực trong trường hợp này so với lúc chưa xây dựng hồ Buôn Tua Srah với trận lũ năm 2000 và kịch bản hồ Buôn Tua Srah cắt lũ theo quy trình vận hành liên hồ có giảm nhưng không đáng kể. Các khu vực được giảm về diện tích và độ sâu hầu như là nằm gần nhánh sông Krong No, nơi mà có hồ Buôn Tua Srah ở thượng nguồn. Các các khu vực khác độ sâu và diện tích ngập lụt gần như không đổi. Hồ chứa với mục đích phát điện là chính nên đóng góp vào quá trình cắt giảm lũ là không đáng kể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận :

Qua phân tích tình hình lũ lụt vùng Lăk - Buôn Trấp có thể nói lũ lụt ở đây khá trầm trọng. Do đặc điểm địa hình, phía thượng nguồn dốc, phía hạ lưu thấp trũng như một lòng chảo lại bị co hẹp phía cửa ra trước thác Buôn Đray, với lũ chính vụ hàng năm đã gây tình trạng ngập úng trầm trọng cả về mức độ cũng như thời gian đối với nơi này. Kết quả tính toán thủy lực cho thấy, các các trận lũ đặc trưng năm 2000 và 1998 các khu vực thuộc xã Ea Bông, Ea Na, TT.Buôn Trấp, Buôn Choah, Bình Hòa trong tình trang ngập lụt nặng với độ sâu 1-2,5 (m) chiếm diện tích lớn. Các xã Buôn Triết, Buôn Tría, Đắk Liêng gần sông Krong Ana cũng bị ngập lớn, độ sâu ngập 0,5-1,5 (m) chiếm diện tích gần như toàn xã. Năm 2003 là năm lũ nhỏ thì mức độ ngập giảm và diện tích ngập bị thu hẹp.

Hiện tại các hồ chứa lớn đã và đang xây dựng như Ban Tua Srah, Đức Xuyên, Krông Pach, Krông Buk Hạ khi đi vào hoạt động sẽ có tác dụng cắt giảm lũ cho hạ du. Nhưng với nhiệm vụ phát điện là chính nên vai trò cắt lũ của các hồ là không đáng kể. Do đặc điểm địa hình, với lũ chính vụ vẫn có mức độ ngập lũ vùng hạ lưu quá sâu nên mặc dù có các hồ chứa thượng nguồn cắt lũ, diện tích bị ngập vẫn rất lớn, diện tích giảm không nhiều so với hiện trạng khi chưa có hồ. Tác dụng giảm lũ cho hạ du của các hồ chứa này đối với lũ chính vụ không đáng kể.

Như vậy nếu chỉ làm các hồ chứa thượng nguồn thì không thể chống lũ triệt để cho hạ du, mà phải kết hợp giữa xây dựng hồ chứa thượng nguồn và lên đê chống lũ.

2.Kiến nghị.

Do tài liệu địa hình được sử dụng trong tính toán được thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nên kết quả này có độ chính xác không cao. Cần có sự kiểm chứng và đo đạc thêm tài liệu địa hình khi có các nghiên cứu tiếp theo.

Kiến nghị bổ sung và khôi phục các trạm đo thủy văn thượng nguồn các nhánh sông suối lớn như Krông Pach, Krông Bông, Đak Liêng... làm sơ sở cho việc mô phỏng thuỷ lực đạt kết quả tốt hơn ở những nghiên cứu sau. Năm 2000 và 2003 do tài liệu thu thập không được đầy đủ nên mực nước tại trạm thủy văn Đức Xuyên được xác định thông qua quan hệ Q~h nên số liệu tính toán chưa được chính xác.

Sử dụng tài liệu địa hình bản đồ DEM (mô hình số độ cao) do vậy độ chính xác về địa hình chưa cao mà sự chính xác về phần tính toán ngập lụt lại phụ thuộc rất nhiều vào bản đồ DEM vì vậy đây cũng là một hạn chế lớn khi DEM sử dụng chưa thực sự chính xác.

Xin được đóng góp thêm một số điểm dưới đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc sử dung mô hình toán cho tính toán thiết kế trở lên thông dụng và hữu ích hơn đối với những người làm công tác nghiên cứu khoa học, người làm công tác quy hoạch ở trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Đối với phận mềm Mike 11 lại càng có nhiều ưu thế trong tích toán thủy lực, thủy văn, dự báo ngập lụt như đồ án được trình bày ở trên. Trong khi đó tình hình lũ lụt tại Việt Nam ngày càng diễn ra phức tạp, làm ảnh hưởng tới mọi ngành kinh tế của từng vùng, miền và trong phạm vi cả nước. Chính vì vậy những người làm công tác quy hoach, công tác tư vấn thiết kế đã nhanh chóng cập nhật và khai thác mô hình toán Mike11 phục vụ công tác tính toán thiết kế. Trong phạm vi đồ án của sinh viên mới chỉ giới

Một phần của tài liệu “ nghiên cứu, ứng dụng mô hình toán đánh giá ngập lụt khu vực hồ lắk buôn trấp trên lưu vực sông srêpôk (Trang 83 - 103)