Một số đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua ngôi nhà sàn của người Tày

Một phần của tài liệu luận văn nhà ở của người tày ở xã bình yên, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (tt) (Trang 25 - 30)

văn hóa thông qua ngôi nhà sàn của người Tày

Công tác nghiên cứu, sưu tầm

Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm các hiện vật gốc và mang tính lịch sử liên quan đến văn hóa ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày ở Thái Nguyên nhằm mục đích bảo quản, lưu giữ chúng để làm tư liệu phục vụ các công tác nghiên cứu khác đồng thời nhằm phát huy giá trị văn hóa của các hiện vật nhằm phục vụ cho công tác trưng bày, tuyên truyền, giới thiệu khách tham quan, giáo dục cho quần chúng nhân dân về truyền thống văn hóa dân tộc, tạo niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

Gắn các di sản văn hóa với hệ thống di tích lịch sử An toàn khu (ATK ) để phát triển du lịch nhằm quảng bá các giá trị văn hóa của người Tày

Xã Bình Yên nằm trong khu vực di tích lịch sử ATK, một di tích lịch sử nổi tiếng. Khu di tích này đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sống và làm việc từ 20/5/1947 - 1954 để lãnh đạo cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp. Chính vì vậy, cần giáo dục cho thế hệ trẻ các giá trị văn hóa truyền thống gắn với giá trị lịch sử. Thông qua các chương trình ngoại khóa tại trường học, tại địa phương giới thiệu thêm về nét văn hóa đặc trưng thông qua ngôi nhà sàn truyền thống. Có thể gắn tour du lịch Khu di tích ATK với bản Quyên – nơi còn lưu giữ hầu hết các ngôi nhà sàn truyền thống để giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước về đặc trưng văn hóa của người Tày thông qua ngôi sàn của họ và các vật dụng phản ánh đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày trong truyền thống cũng như trong cuộc sống hiện nay.

.Xây dựng chương trình giáo dục về văn hóa truyền thống, tạo nên ý thức trách nhiệm về giữ gìn di sản văn hóa người Tày trong cộng đồng/khách tham quan tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

Nằm trong các hoạt động nhằm trưng bày, giới thiệu văn hoá 54 dân tộc ở Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xây dựng ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày theo khuôn mẫu nhà

20

ở của người Tày ở xã Bình Yên, huyện Định Hoá, Thái Nguyên từ năm 1999. Ngoài ra để tái hiện lại cảnh sinh hoạt hàng ngày của một gia đình người Tày, Bảo tàng đã chủ trương hướng đến nghiên cứu, sưu tầm bổ sung các hiện vật là vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động trình diễn trong và xung quanh ngôi nhà trình diễn về nghể thủ công truyền thống như đan lát, dệt vải, nghề rèn...

Liên kết với các trường học trên địa bàn Hà Nội mở các lớp ngoại khoa về văn hóa truyền thống dân tộc Tày để tuyên truyền sâu rộng và có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ. Giúp thế hệ trẻ từ những học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học phổ thông hay trung học cơ sở, trung cấp, cao đẳng có cái nhìn cụ thể, xác thực về những nét văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc.

Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng để bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị ngôi nhà sàn của người Tày trong bối cảnh hiện nay.

Việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý văn hoá mà cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau. Mỗi cơ quan ban ngành đều có chức trách cụ thể trong việc bảo vệ di sản văn hoá.

21

Tiểu kết chương 3

Người Tày ở Bình Yên nói riêng, cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung đang cùng nhau bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn này, đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội của cộng đồng các dân tộc có trong những biến chuyển và được nâng cao rõ rệt, cùng với sự đổi mới về chất lượng cuộc sống là sự biến đổi văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Nhà sàn của người Tày ở Bình Yên có những biến đổi mạnh mẽ từ các yếu tố vật chất, kỹ thuật dựng nhà đến số lượng và các dạng thức nhà mới xuất hiện. đặc biệt sự thay đổi các yếu tố như không gian sinh hoạt, nội thất gia đình, các thủ tục, nghi lễ, kiêng kỵ, diễn ra trong ngôi nhà sàn đã làm biến đổi các yếu tố văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây. Sự thay đổi lớn trong các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở Bình Yên, đặc biệt là di sản văn hóa nhà sàn và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có liên quan đến nhà sàn nhiều yếu tố tác động: Sự tác động các chính sánh của Đảng và Nhà nước, tác động của điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế cùng với sự giao lưu, hội nhập và phát triển với các tộc người khác trong khu vực. Trong sự biến đổi như vậy dẫn đến ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày cùng các giá trị văn hóa chứa đựng trong đó đứng trước nguy cơ mai một và dần biến mất. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý văn hoá, các cơ quan, ban ngành liên quan đưa ra các biện pháp cụ thể, tích cực để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngôi nhà sàn nói riêng và các văn hóa vật thể, phi vật thể liên quan nói chung.

Để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày một cách hiệu quả và bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng đặc biệt cần giúp chính cộng đồng người Tày tại Bình Yên nhận ra giá trị của di sản văn hóa vật thể nhà sàn và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể có liên quan, từ đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống quý báu của tộc người mình.

22

KẾT LUẬN

1. Nhà ở truyền thống của người Tày là di sản văn hóa vật thể trong đó chứa đựng nguồn di sản văn hóa phi vật thể quý báu, phong phú và đa dạng của người Tày. Việc nghiên cứu về nhà ở truyền thống của người Tày nói chung là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có rất nhiều cuốn sách, đề tài khoa học hay các bài đăng trên các tạp chí đề cập đến vấn đề nhà ở truyền thống của các dân tộc nói chung và nhà ở của người Tày nói riêng. Việc nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt xã hội cũng như mặt thực tiễn trong cuộc sống hiện đại.

Chúng ta biết rằng, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các tộc người thiểu số đang dần hòa nhập và thích ứng với môi trường mới cùng với đó là sự biến đổi sâu sắc về không gian sinh hoạt, điều kiện sống để phù hợp với xu thế mới. Bởi vậy, tập quán cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng dần thay đổi trong đó có sự thay đổi lớn mạnh của tộc người Tày. Việc nghiên cứu về nhà ở truyền thống của người Tày nhằm mục đích giúp cộng đồng các tộc người thiểu số nói chung và tộc người Tày nói riêng nhận thức được một cách sâu sắc ý nghĩa của ngôi nhà truyền thống cùng với những giá trị đặc sắc mà ngôi nhà đã chứa đựng. Đó không chỉ đơn thuần là nơi cư trú, che mưa che nắng cho mỗi con người mà còn chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc thể hiện quan niệm, phong tục tập quán và tri thức của cả một tộc người.

Việc nghiên cứu nhà ở truyền thống của người Tày giúp cho chính chủ thể của ngôi nhà nhận thức được giá trị của ngôi nhà sàn truyền thống để từ đó có ý thức giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa quý báu. Đối với các nhà khoa học, việc nghiên cứu nhà ở truyền thống của người Tày là bước đầu cho việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày tài liệu hiện vật có liên quan đến ngôi nhà sàn người Tày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đồng thời góp phần định hướng tạo tiềm năng du lịch cho du lịch sinh thái tại địa phương (tại Bảo tàng Dân tộc học) nói riêng và du lịch của Việt Nam nói chung; góp phần giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu của cả dân tộc.

2. Người Tày ở Thái Nguyên có nhiều đặc điểm về văn hóa truyền thống đặc sắc. những nét văn hóa ấy thể hiện trong cách thức làm nhà và các phong tục tập quán diễn ra trong ngôi nhà.

Cách thức làm nhà truyền thống và phong tục tập quán của người Tày gắn liền với điều kiện sống, với môi trường tự nhiên của người Tày. Ngôi nhà truyền thống của người Tày là phản ánh sinh

23

động về điều kiện cư trú cũng như môi trường tự nhiên nơi đây. Người Tày có tập quán cư trú ở vùng thung lũng, bên các sườn đồi, vì thế đồng bào dựng nhà chủ yếu dựa trên nguồn nguyên vật liệu được khai thác từ rừng. Từ cách thức chọn đất lập bản, chọn đất, chọn hướng để dựng nhà đến các tri thức lựa chọn và vận chuyển nguyên vật liệu cũng như các nghi thức, nghi lễ diễn ra từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu đến quá trình dựng nhà, quá trình vào nhà mới đều thể hiện sự thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời thể hiện khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của người Tày.

3. Nhà ở truyền thống của người Tày được xây dựng chủ yếu với nguồn nguyên vật liệu tự nhiên được khai thác tại địa phương. Nguồn nguyên liệu đó sẵn có trong rừng như gỗ, lá, tre nứa... Khi dựng ngôi nhà truyền thống, việc khai thác nguyên vật liệu là công tác chuẩn bị lâu dài, khó khăn và vất vả. Bởi thế, lựa chọn và khai thác nguồn nguyên vật liệu để dựng nhà của người Tày cũng thể hiện ý thức tôn trọng tự nhiên và bảo vệ môi trường tự nhiên. Khi khai thác, đồng bào phải lựa chọn kỹ lưỡng, không chặt phá bừa bãi gây tổn hại đối với môi trường sống. Điều đó khẳng định, người Tày với biết sống hài hòa với tự nhiên, ít có tham vọng cải tạo tự nhiên để phục vụ lợi ích của bản thân.

4. Hiện nay, nhà ở của người Tày đã có nhiều thay đổi trên nhiều phương diện. Về cách thức làm nhà, người Tày hiện nay có thể làm nhà sàn theo hướng làm nhà sàn hiện đại hoặc chuyển từ nhà sàn sang các dạng thức nhà khác như nhà nửa sàn, nửa đất, nhà xây... cùng với đó là nguồn nguyên vật liệu cũng có nhiều biến đổi. Trong thời đại ngày nay, nguồn nguyên liệu truyền thống để dựng nhà sàn theo kiến trúc truyền thống trở nên khan hiếm, đồng thời, nguồn nguyên vật liệu hiện đại trở nên phong phú và sẵn có. Nguồn nhân công làm nhà ở hiện đại, các vật dụng trong ngôi nhà, cách bố trí, sắp xếp nội thất trong ngôi nhà cũng thay đổi, điều đó dẫn đến một số phong tục tập quán biến đổi theo như các tri thức về lựa chọn nguyên vật liệu không còn được áp dụng, tập quán vào nhà mới, các tập quán sinh hoạt trong gia đình... Sự biến đó do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù vậy, đó là sự thay đổi do đồng bào Tày tự lựa chọn để phù hợp với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mà không phải do sự áp đặt từ bên ngoài.

5. Vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa tộc người Tày nói chung và các phong tục tập quán liên quan đến nhà ở nhà truyền thống của đồng bào Tày nói riêng là việc cần thiết. Nhà sàn không chỉ là di sản về kiến trúc mà còn là di sản văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa, xã hội của người

24

Tày nói riêng và là di sản văn hóa của quốc gia nói chung. Việc bảo tồn giá trị của nhà sàn truyền thống đồng nghĩa với việc bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của một tộc người. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhà sàn của người Tày cần phải được các cấp, các ngành có liên quan quan tâm chú ý và đặc biệt phải giáo dục nhận thức sâu sắc về giá trị của ngôi nhà sàn đối với chính chủ thể văn hóa. Việc bảo tồn ngôi nhà truyền thống phải bắt nguồn từ sự bảo tồn của chính cộng đồng người Tày, vì thế, Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp thiết thực chú trọng vào công tác giáo dục tri thức văn hóa bản địa cho người Tày đồng thời mở rộng giáo dục về văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ cũng như mở rộng ảnh hưởng văn hóa truyền thống của người Tày đến với các tộc người khác ở các trường học, ở Bảo tàng, khi thực hiện đề tài “Nhà ở của người Tày tại xã Bình Yên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên ”, tác giả luận văn mong muốn có thể góp một phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nhà sàn của người Tày, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng người Tày nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn nhà ở của người tày ở xã bình yên, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (tt) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)