B. NỘI DUNG
2.2.1 Trên cương vị là một tướng lĩnh của lực lượng Cần Vương
a) Đóng góp của Nguyễn Phạm Tuân trong việc tập hợp lực lượng
Sau khi ban dụ Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân trong cả nước ứng khởi, tháng 10 năm 1885, vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết chạy ra Quảng Bình. Tại đây, Nguyễn Phạm Tuân đã có dịp tiếp kiến vua Hàm Nghi sau cả quá trình tìm vua, đợi ngày cùng nhà vua đánh Pháp. Cả vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Phạm Tuân đều chung chí hướng và rất “tâm đắc, gắn bó cùng nhau trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân”. Kể từ đó, Nguyễn Phạm Tuân được vua Hàm Nghi tín nhiệm, trao giữ trọng trách trong phát triển nghĩa quân và xây dựng lực lượng quan trọng của phong trào Cần Vương bên cạnh Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết với chức
Hồng lô tự khanh. Đây là chức vụ có sứ mệnh tập hợp lực lượng toàn dân chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương
Như vậy, đi từ lòng yêu nước đến quyết tâm chống Pháp xâm lược, Nguyễn Phạm Tuân đã từ một quan văn, đã chuyến sang nghiệp võ, cầm gươm “phò vua, giúp nước”. Những hành động của Nguyễn Phạm Tuân minh chứng cho tinh thần yêu nước và vai trò thủ lĩnh của ông trong phong trào Cần Vương.
Khi dụ Cần Vương của vua Hàm Nghi được ban ra với lời kêu gọi: “Văn thân, dân chúng và binh sĩ hãy lần lượt ra dự việc Cần Vương”, tất thảy nhân dân Quảng Bình “kẻ có thế, người có tiền mộ phu, binh lính, đổi nhà làm trường diễn võ, mang cơ nghiệp ra giúp quân lương, bỏ cày cuốc cầm gươm súng” nhất tề hưởng ứng. Nguyễn Phạm Tuân nghe dụ Cần Vương cũng “trỗi dậy một sự thèm khát phải chiến đấu hy sinh, phải giúp vua, cứu nước”. Với cốt cách, khí tiết của một nhà nho yêu nước, bằng tinh thần “phò vua, giúp nước, cứu dân cứu đời”, tư tưởng “kinh bang tế thế” của một kẻ sĩ, Nguyễn Phạm Tuân đã không cam chịu cảnh mất nước, nô lệ vì thế khi nghe tinh triều đình đầu hàng ông đã treo ấn từ quan, bỏ phủ đường Đức Thọ, cùng với gia đình trở về Đồng Hới. Sau khi tuẫn tiết không thành do người nhà phát hiện cứu kịp và khuyên giải ông đã “nhanh chóng đứng dậy hòa mình cùng tầng lớp văn thân, sĩ phu và thanh niên trai tráng trong vùng. [14; 836 ]
Nguyễn Phạm Tuân đã cùng với các văn thân, phu địa phương đứng ra kêu gọi nhân dân, chiêu mộ nghĩa quân lên vùng Tuyên Hóa nơi ông từng làm Tri huyện lập làm căn cứ: “Nghĩa quân ở vùng Tuyên Hóa được tuyển mộ dưới danh nghĩa “chiêu dân lập ấp” nhưng trên thực tế là lên xây dựng sơn phòng”. Ngọn cờ chống Pháp của Nguyễn Phạm Tuân vừa giương lên đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân địa phương, khiến Tri huyện Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa phải khiếp sợ. Hoạt động tích cực cuả ông cùng với các văn thân sỹ phu đã tạo nên một phong trào chống Pháp rộng rãi trên quê hương Quảng Bình: “Thân hào các phủ, huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Bố Trạch thuộc hạt Quảng Bình khởi loạn, dựng hiệu cờ: “Cần Vương ứng nghĩa” (thủ xướng là nguyên Tri phủ Nguyễn Phạm Tuân). Nhiều lần các phủ, huyện ấy trốn tránh hoặc bị bắt” [14 ;836 ]
b) Đóng góp của Nguyễn Phạm Tuân trong việc tổ chức chỉ huy các trận chiến đấu bảo vệ triều đình Hàm Nghi
Với cương vị là Tán tương quân vụ quân thứ Quảng Bình Nguyễn Phạm Tuân trở thành một trong những thủ lĩnh tiêu biểu của phong trào Cần vương. Ông đã phò tá đắc lực bên cạnh vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. Mặt khác Nguyễn Phạm Tuân đã trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng để bảo vệ nhà vua và bộ chỉ huy tối cao đồng thời phát triển lực lượng, mở rộng thanh thế cho nghĩa quân từ tháng 10/ 1885 đến tháng 3 năm 1887. Dưới đây xin giới thiệu một số trận đánh có sự tham gia và chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân:
+ Trận công đồn Động Hãi (Đồng Hới)
Tháng 1 năm 1886, nghĩa quân Nguyễn Phạm Tuân phối hợp với lực lượng của Lê Trực và Hoàng Phúc bao vây phá đồn Động Hải (Đồng Hới), tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Ngày 10 tháng 1 năm 1886, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân đã đột nhập thành Đồng Hới (Quảng Bình) giết viên quan Bố chính tỉnh Quảng Bình là Phan Đình Dương, buộc địch bị vây trong thành phải cầu viện từ thành Động Hải.
Trong năm 1886, Nguyễn Phạm Tuân cùng với nghĩa quân đánh lui nhiều cuộc tập kích của Pháp vào căn cứ của vua Hàm Nghi, mở rộng phạm vi hoạt động, làm chủ một vùng rộng lớn. Phía Bắc, nghĩa quân kiểm soát đến Quảng Trạch; phía Nam, kiểm soát tới Động Hải (Đồng Hới), làm chủ con đường quốc lộ nối liền từ Bố Trạch ra đến đèo Ngang khiến cho quân Pháp phải “rút lui khỏi Tuyên Hóa, chỉ đóng lại những đồn lẻ… Quân Pháp mỗi lần tiếp tế đều phải có quân lực mạnh đi theo hộ tống”. Những trận vây thành của nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân đã tạo thanh thế lớn, làm cho các viên quan do Đồng Khánh bổ nhiệm mà thực chất là tay sai Phá p phải vô cùng khiếp sợ. Ví dụ: Viên Tri huyện Bố Trạch và Tri phủ Quảng Trạch khiếp đảm, lực lượng ngụy binh trong quân đội Pháp run sợ; “Viên Tri huyện Bố Trạch phải chui rúc đồn Quảng Khê, viên Tri phủ Quảng Trạch thì phải do một đồn canh của lính Pháp bao vây chung quanh phủ nha mà cũng không dám tới hai làng của phủ lỵ ấy… Viên quan Tri huyện Tuyên Hóa được bổ nhiệm nhưng không dám đến nơi nhận chức mà chỉ bám lấy gót quân đội Pháp ở lì trong nội thành Động Hải”[13 ; 838]Thắng lợi của nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân còn khiến cho thanh thế Đồng Khánh lao đao khi Y thân chinh ra Quảng Bình đề chiêu dụ lực lượng Cần vương theo lệnh của Khâm sứ Pháp. Ra Quảng Bình Đồng Khánh giở chiêu bài phủ dụ mua chuộc “Trẫm đem quân đi Quảng Bình kẻ nào ngang ngạnh thì đánh,
đầu hàng thì vỗ về, chiêu an”. Dụ của Đồng Khánh chẳng được dân chúng nghe theo mà còn để lại đằng sau đó nhiều lời khinh bỉ. Mặt khác quân Cần vương còn tổ chức “những trận đánh thẳng vào chổ hành cung của Đồng Khánh tạm trú ở Quảng Bình” Khiến ông ta vô cùng hoảng sợ. Các trận đánh của Nguyễn Phạm Tuân đã góp phần cổ vũ tinh thần của nhân dân và nghĩa quân. Tới đầu năm 1886, nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân và các tướng liên tiếp đánh bại nhiều cuộc tấn công lớn của địch.
+ Trận Khe Ve
Từ giữa tháng 2 năm 1886, sau khi tăng cường lực lượng, quân Pháp và tay sai tiếp tục mở một chiến dịch càn quét lớn vào căn cứ nghĩa quân hòng bắt sống vua Hàm Nghi và tiêu diệt nghĩa quân. Chúng chia lực lượng làm ba mũi nhất loạt tiến công vào khu vực sơn phòng Hà Tĩnh. Nhưng khi chúng vừa tiến vào căn cứ của quân Cần Vương ở Khe Ve đã bị nghĩa quân chặn đánh quyết liệt. Những người dân mà địch bắt đi dẫn đường đã đưa chúng lạc vào rừng rậm. Lợi dụng triệt để yếu tố địa hình rừng núi, vận dụng chiến thuật phục kích, bắn tỉa, nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất, buộc chúng phải bỏ dở cuộc hành quân, rút về Đồng Hới.
+ Trận Thác Dài
Cuối tháng 2/1887 giáp tết, Tôn Thất Đàm cho nghĩa quân về ăn tết chỉ để lại một ít lực lượng để giữ căn cứ. Ngày 27/2/1887 đồn trưởng Bec trăng xuất phát từ đồn Minh Cầm cùng đại úy Tru pen chỉ huy đồn Cẩm Khê bí mật qua Troóc và Cổ Liêm bằng hai đường đánh thọc vào nơi tập trung của Nguyễn Phạm Tuân và Tôn Thất Thiệp ở Thác Dài. Nghĩa quân chặn đánh ác liệt khiến hai cánh quân địch không gặp được nhau theo đúng kế hoạch. Cánh quân của Tru pen tổn thất nặng nhất ngay đồn Thác Dài.
Vai trò quan trọng của Nguyễn Phạm Tuân còn được thể hiện qua sự đánh giá cao vị trí của ông trong phong trào Cần Vương của chính triều đình Đồng Khánh. Họ đã tìm cách phủ dụ ông cùng nghĩa quân về với triều đình bù nhìn và thực dân Pháp. Theo sự xúi dục của Pháp, Vua Đồng Khánh ban dụ: “Tất cả đầu mục, bọn giặc biết dấn thân đầu thú ở nơi hành tại, đều được miễn tội. Người nào nguyên có quan chức đều vẫn theo như cũ”. Khi phủ dụ không được thì Đồng Khánh liền treo thưởng chức tước và bổng lộc rất hậu cho ai bắt hoặc giết được Nguyễn Phạm Tuân.
Vua Đồng Khánh đến tỉnh thành Quảng Bình, dừng chân đóng ở đấy (ngày 26 tháng trước, từ Quảng Trị khởi hành đến trú tất ở Châu Thị, lại đến trú tất ở đồn Mỹ Thổ, Quảng Bình; ngày 20 tháng này đến tỉnh thành Quảng Bình) chuẩn cho yến sức: Tất cả đầu mục bọn giặc biết dấn thân đầu thú ở nơi hành tại, đều cho miễn tội: Người nào nguyên trước có quan chức đều cho vẫn heo như cũ (sau các địa phương cũng chiếu theo thế mà làm); người nào bắt cém được đầu sỏ bọn phản nghịch là Hoàng Văn Phước, Nguyễn Phạm Tuân, thì thưởng quan hàm có thứ bậc ( bắt sống được thì bổ quan tam phẩm và thưởng 200 lạng bạc; chém được thì bổ quan tứ phẩm và thưởng 100 lạng bạc) [10; 374]
Với tư cách là thủ lĩnh của phong trào Cần Vương ở Quảng Bình, Nguyễn Phạm Tuân đã tập hợp, xây dựng lực lượng, tham gia chiến đấu, kiến thiết và đưa phong trào Cần Vương ở Quảng Bình xứng đáng với vị trí trung tâm lớn nhất, là trung tâm lãnh đạo phong trào Cần Vương cả nước mà các lãnh tụ Cần Vương khắp toàn quốc hướng về trong những năm 1885 -1887”. Ông chính là hiện thân của tấm gương chiến đấu và hy sinh cao cả cho sự nghiệp Cần Vương, chống Pháp.
Dùng con bài Đồng Khánh không có hiệu quả, tên cáo già thực dân Pôn Bô đã quay sang lợi dụng Hoàng Kế Viêm. Pháp đã lệnh cho vua Đồng Khánh khôi phục hàm Đông các Đại học sỹ và phong cho Hoàng Kế Viêm làm An phủ sứ hữu trực kỳ. Đây quả là một chiêu thâm độc của Pháp nhằm lợi dụng uy tín của Hoàng Kế Viêm hoặc ít ra là làm nhục ông. Đẩy ông đối lập với phong trào yêu nước. Tuy phải nhận làm An Phủ sứ nhưng Hoàng Kế Viêm vẫn ngầm giúp đỡ lực lượng Cần vương, như thả Đề én, buộc Pháp phải rút bỏ một số đồn bốt ở Quảng Bình…Sau khi cử Hoàng Kế Viêm ra Quảng Bình chiêu dụ quân Cần vương, Đồng Khánh vẫn tiếp tục xuống dụ với lời lẽ mua chuộc. Tuy Bọn thực dân cáo già rất xảo quyệt nhưng dùng khá nhiều chiêu bài song với tinh thần yêu nước trung thành với vị vua yêu nước lại được những người trung nghĩa như Nguyễn Phạm Tuân phò tá nên công cuộc chiêu dụ của Pháp và Đồng Khánh không mấy hiệu quả vì chỉ có lác đác vài chục người trong số nghĩa quân chạy theo chúng.