D – QUI LUẬT I TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ I TRUYỀN NGOÀI NHÂN
CHƯƠNG III DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ Bài 1/
Bài 1/462
Biết B : qui định quả đỏ; b : qui định quả xanh.
Xét 4 quần thể giao phối cảu loài, ở trạng thái cân bằng quần thể 1 có tần số alen B = 0,2 và bằng 50% tần số alen này so với quần thể 3; quần thể 2 có tỷ lệ loại giao tử mang alen b chiếm 70%, quần thể 4 có tần số loại alen này bằng 5/7 so với quần thể 2.
1. Hãy so sánh loại kiểu gen đồng hợp ở trạng thái cân bằng của các quần thể trên. 2. Xác định tần số kiểu hình của từng quần thể khi đạt cân bằng về thành phần kiểu gen.
Bài 2/464
Ở một loài cây giao phấn, A là gen qui định lá xanh, a là gen qui định tổng hợp enzim ức chế quá trình hình thành diệp lục làm cây chết ở giai đoạn mầm. Một quần thể P có thành phần kiểu gen là 2AA : 1Aa.
1. Hãy chứng minh rằng qua ngẫu phối và dưới tác động của chon lọc, tầng số alen A ngày càng tăng, tần số alen a ngày càng giảm.
2. Qua đó hãy nhắc lại vai trò cuả nhân tố chọn lọc tự nhiên đối với tiến hóa.
3. Nếu tiếp tục xãy ra chọn lọc qua n thế hệ ngẫu phối thì chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen xãy ra theo chiều hướng nào?
Bài 3/466
Khi khảo sát hệ nhóm máu O, A, B của một quần thể gồm 18500 người, trong đó có 8880 người có máu A, h2775 người có nhóm máu B, 6660 người có nhóm máu AB, 185 người coa nhóm máu O. Quần thể này đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen.
1. Hãy xác định tần số tương đối các alen IA, IB, IO của quần thể.
2. Viế cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng di truyền. 3. Về mặt lý thuyết, có bao nhiêu người có máu A có kiểu gen dị hợp.
Bài 4/467
Ở một loài cừu, xét một gen gồm hai alen B và b trên NST thường qui định hình dạng lông. Trong đó B qui dịnh lông xoăn; b qui định lông thẳng. Trong quần thể xuất phát, tần số tương đối của alen B trong phần đực là 0,6. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen với cấu trúc di truyền là 0,49BB : 0,42 Bb : 0,09 bb.
1. tính tần số tương đối các alen trong phần cái của thế hệ xuất phát. 2. Viết thành phần kiểu gen của quần thể F1 lúc chưa cân bằng.
Bài 5/468
Biết A : cây cao; a : cây thấp.
Ở dòng đậu tự thụ phấn, thế hệ xuất phát chỉ có cây hoa kép kiểu gen dị hợp. Hãy tính tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, tỷ lệ kiểu gen dị hợp, tần số kiểu hình ở thế hệ nội phối cuối cùng trong các trường hợp sau:
1. Từ thế hệ P qua 6 thế hệ nội phối. 2. Từ thế hệ P qua 9 thế hệ nội phối.
Bài 6/469
Một dòng thực vật có khả năng giao phối và tự thụ, alen B: qui định chín sớm; b : qui định chín muộn. Người ta đem tự thụ phấn bắt buộc 4 cây trong đó có 2 cây chín sớm dị hợp, 2 cây chín muộn.
1. Viết thành phần kiểu gen của F3, nhận được sau 3 thế hệ tự thụ phấn.
2. Gieo chung F3 và cho ngẫu phối, tính tần số kiểu gen và tần số kiểu hình xuất hiện ở F4. Cho rằng mỗi cây cho số hạt bằng nhau và đều sống sót.
3. Nếu hội đủ các điều Hacđi – Vanbet, thành phần kiểu gen được cân bằng ở thế hệ thứ mấy, tính từ 4 cây thuộc thế hệ bố mẹ.
Bài 7/470
Khảo sát một loài thực vật giao phấn, B là gen trội qui định tính trạng chịu mặn, b là gen lặn qui định tính trạng không chịu mặn. Quần thể ban đầu có thành kiểu gen là 0,1BB : 0,4Bb : 0,5bb.
1. Khi giao giao phối ngẫu nhiên và tự do, quần thể đạt cân bằng về thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ mấy và có cấu trúc di truyền được viết như thế nào.
2. Từ thế hệ F3 trở đi, môi trường sống thay đổi làm giá trị thích nghicuar kiểu gen đồng hợp lặn giảm xuống và bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Tính tần số kiểu gen các thế hệ F4 và F5.
3. Nếu chọn loc tự nhiên diễn ra theo hướng xác định nói trên, thì tần số kiểu gen và tần số tương đối các alen của gen trên sẽ biến đổi theo hướng nào?
Bài 8/472
Nghiên cứu ở một loài bồ câu, AA : qui định lông đen; aa : qui định lông trắng; Aa : qui định lông đốm, các alen trên NST thường. Một quần thể của một loài gồm 99 cá thể lông đen, 98 cá thể lông trắng, 50 cá thể lông đốm.
1. Khi cho giao phối ngẫu nhiên và tự do, thành phần kiểu gen của quần thể được viết như thế nào?
2. Nếu trong quá trình phát sinh giao tử, ở quần thể ban đầu xảy ra đột biến giao tử mang alen A thành alen lặn với tần số đột biến là 40%. Tính tần số kiểu hình của F1 sau một thế hệ ngẫu phối.
Bài 9/473
Khi nghiên cứu tính trạng màu hoa ở một loài thực vật do một cặp alen qui định. Trong đó A qui định hoa màu cốm, a qui định hoa màu trắng đốm đen. Ở thế hệ P, xét 5 cây trong đó có 3 cây hoa cốm dị hợp, 2 cây hoa trắng đốm đen. Cho tự thụ phấn bắt buộc 5 cây trên qua 4 thế hệ liên tiếp.
2. Gieo chung F4 trên một thửa đất và cho giao phối ngẫu nhiên thu được F5. Viết cấu trúc di truyền của F5.
3. Nếu cứ cho ngẫu phối như vậy đến F8, tần số kiểu gen và tần số kiểu hình của F8 sẽ như thế nào?
Bài 10/475
Ở một quần thể thực vật có hoa, khi đem giao phối giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng, thu được F1 chỉ có một loại kiểu hình, F2 xuất hiện 1149 cây hoa kép, 896 cây hoa đơn.
1. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa kép ở F2 tiếp tục cho giao phối, tính xác suất xuất hiện ở F3.
a. Một cây hoa đơn có kiểu gen đồng hợp lặn.
b. Ba cây hoa đơn, trong đó có 2 cây dị hợp, một cây đồng hợp lặn.
2. Lấy ngẫu nhiên hai cây hoa đơn đời F2 tiếp tục cho giao phấn, tính xác suất xuất hiện ở F3 tất cả các cá thể đều có hoa kép.