Định hướng phát triển thị trường quyền chọn Việt Nam trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thị trường vốn: QUYỀN CHỌN CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

năm tới

Thị trường vốn Việt Nam đang trong giai đoạn của sự phát triển, thể chế và cấu trúc thị trường đang từng bước hoàn thiện, quy mô thị trường đang tăng nhanh, đặc biệt trong thời gian qua. Đến nay, thị trường vốn Việt Nam nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng đã bước đầu thiết lập được hệ thống thị trường có tổ chức của Nhà nước, bao gồm đầy đủ các yếu tố: cơ chế vận hành, cơ quan quản lý, hạ tầng thị trường, hệ thống các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư, các trung tâm hoạt động trên thị trường. Về cơ bản, thị trường đã được quản lý theo luật pháp, trên nguyên tắc công bằng, công khai, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Quy mô tuy còn nhỏ, nhưng tốc độ phát triển của thị trường khá nhanh, năm 2006 tổng lượng vốn huy động cho đầu tư phát đạt 109.000 tỷ đồng thì đến năm 2011 tổng lượng vốn huy động thông qua đấu giá cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đã đạt 828.000 tỷ đồng; tính đến 5/2011 đã có 3.948 doanh nghiệp được cổ phần hóa. Về giao dịch chứng khoán, đã có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch tại hai sàn giao dịch HOSE và HNX, tổng giá trị vốn hóa đạt khoảng trên 40% GDP năm 2011, tăng xấp xỉ 50 lần so với thời kỳ cuối năm 2006; có trên 550 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng giá trị đạt khoảng 300.000 tỷ đồng. Hệ thống định chế trung gian tài chính đã được thiết lập, ngoài các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính, kế toán, kiểm toán tham gia cung cấp dịch vụ trên thị trường, thì số lượng các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã tăng mạnh; nhà đầu tư cả trong và ngoài nước cũng tăng rất nhanh. Theo thống kê, hiện nay có hơn 1.000 công ty đại chúng, gần 700 công ty niêm yết (CtyNY), 105 công ty chứng khoán (CtyCK), 47 công ty quản lý quỹ và đặc biệt là hơn 1 triệu tài khoản nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia TTCK, vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 7 tỷ USD.

Một trong những mục tiêu của đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011-2020 đã được Ủy ban Chứng khoán xây dựng và trình Bộ Tài chính, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phát triển về chất của thị trường chứng khoán, định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn. Cụ thể Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới 5 mục tiêu:

Thứ nhất, thực hiện căn bản một bước tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại hóa và chuyên nghiệp hơn. Chủ động hội nhập quốc tế theo lộ trình và bước đi phù hợp.

Thứ hai, mở rộng quy mô về chất lượng thị trường chứng khoán, từng bước đưa vào vận hành các sản phẩm mới và các loại thị trường mới, tăng tính thanh khoản của thị trường, phấn đấu đạt mức vốn hóa từ 50 - 100% GDP, trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng, chủ yếu của nền kinh tế.

Thứ ba, tăng cường an toàn tài chính, sức cạnh tranh của các định chế trung gian, các tổ chức thành viên của thị trường chứng khoán.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm và cưỡng chế thực thi những vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán; tăng cường năng lực giám sát thị trường, đảm bảo cho thị trường hoạt động bền vững, an toàn, công khai, minh bạch.

Thứ năm, hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong giao dịch và quản lý thị trường.

Để đạt được những mục tiêu trên, giải pháp đầu tiên được tính đến là: hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn. Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Thị trường vốn: QUYỀN CHỌN CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 - 30)

w