LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 158: Đáp án B

Một phần của tài liệu Chinh phục lý thuyết hóa học (Trang 41 - 45)

C. P2O5 và NH3 D CuSO 4 và H2S

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 158: Đáp án B

Câu 158: Đáp án B

Nhận thấy CO2 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2, mặt khác, C2H2 lại tạo kết tủa với AgNO3/NH3. Đây là hai phản ứng rất đặc trưng. Còn lại là một ankan và một anken, Br2 là chất phân biệt đơn giản nhất. Các phản ứng xảy ra:

CO2+ Ca(OH)2→ CaCO3↓ +H2O.

C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3→ AgC ≡ CAg ↓ +2NH4NO3. C2H4+ Br2→ C2H4Br2 (làm mất màu dung dịch brom). Chú ý:

Phản ứng giữa ank − 1 − in với AgNO3/NH3, là phản ứng giữa của các ankin có mang liên kết 3 ở đầu mạch. Tùy theo số lượng của các liên kết 3 đầu mạch mà ta có các sản phẩm chứa 1, 2, 3… nguyên tử Ag. Ví dụ:

CH ≡ C − C ≡ CH + 2AgNO3+ 2NH3⟶ AgC ≡ C − C ≡ CAg + 2NH4NO3.

C2H2 là trường hợp duy nhất trong đó ankin chỉ có 1 liên kết 3 mà tạo ra sản phẩm chứa 2 nguyên tử Ag (AgC≡CAg).

Phản ứng cộng halogen vào anken

R1− CH = CH − R2+ X2⟶ R1− CHX − CHX − R2. (X là halogen như Br, Cl) Câu 159: Đáp án B Các phản ứng xảy ra: C2H2+ Br2⟶ CH2BrCH2Br C6H5CH = CH2+ Br2⟶ C6H5CHBrCH2Br CH2= CHCH3+ Br2⟶ CH2BrCHBrCH3 Chú ý: Phản ứng của xicloankan:

Các xicloankan chứa vòng 3 cạnh thì phản ứng được với Br2, HBr và H2 gây mở vòng. Điều thú vị ở đây, khác với phản ứng cộng Br2 vào liên kết π, hai nguyên tử Br sẽ phân bố ở hai nguyên tử C cách xa nhau chứ không cạnh nhau (xem phản ứng ở trên). Cần chú ý, xicloankan chứa vòng 3 cạnh chứ không phải là chứa 3 nguyên tử C. Chẳng hạn vẫn có tính chất tương tự xiclopropan. Các xicloankan chứa vòng 4 cạnh thì chỉ có phản ứng mở vòng khi cộng với H2.

Ví dụ:

Các xicloankan chứa vòng lớn hơn thì không phản ứng mở vòng với H2 hay Br2. Câu 160: Đáp án C

Các phản ứng xảy ra:

Axit formic: HCOOH + 2AgNO3+ 4NH3+ H2O ⟶ (NH4)2CO3+ 2Ag + 2NH4NO3 Axetilen: C2H2+ 2AgNO3+ 2NH3⟶ AgC ≡ CAg + 2NH4NO3

Etyl fomat: HCOOC2H5+ 2AgNO3+ 3NH3+ H2O ⟶ NH4OCOOC2H5+ 2Ag + 2NH4NO3 Andehit oxalic: OHC − CHO + 4AgNO3+ 6NH3+ 2H2O ⟶ (COONH4)2+ 4Ag + 4NH4NO3

Natri fomat: HCOONa + 2AgNO3+ 3NH3+ H2O ⟶ NH4OCOONa + 2Ag + 2NH4NO3 Amoni format: HCOONH4+ 2AgNO3+ 3NH3+ H2O ⟶ (NH4)2CO3+ 2Ag + 2NH4NO3 Chú ý:

Phản ứng tráng bạc của andehit:

Các andehit đều có phản ứng tráng bạc, do nhóm –CHO có tính khử. Sản phẩm tạo thành gồm axit cacboxylic tương ứng, Ag kim loại. Tổng quát:

RCHO + 2AgNO3+ 3NH3+ H2O→ RCOONHt° 4+ 2Ag + 2NH4NO3.

Bên cạnh đó, axit formic và các muối, este của nó cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc tương tự andehit:

HCOOH + 2AgNO3+ 4NH3+ H2O→ (NHt° 4)2CO3+ 2Ag + 2NH4NO3

(thực tế RCOOH bị oxi hóa thành CO2, trong môi trường NH3 chuyển thành muối cacbonat). Do vậy, phản ứng của anđehit formic có thể sinh ra tối đa 4 mol Ag/1mol andehit: HCHO phản ứng thành HCOOH, rồi HCOOH lại tiếp tục phản ứng. Viết gọn lại:

HCHO + 4AgNO3+ 6NH3+ 2H2O→ (NHt° 4)2CO3+ 4Ag + 4NH4NO3.

Phản ứng trên rất hay được khai thác trong bài tập. Chẳng hạn đề bài cho: “Một anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 thu được dung dịch X. Thêm H2SO4 vào X thấy có khí thoát ra....”, thực chất nhằm cho biết anđehit là HCHO, vì chỉ có HCHO mới tạo muối amoni cacbonat, muối này phản ứng với H2SO4 tạo ra CO2:

(NH4)2CO3+ H2SO4⟶ (NH4)2SO4+ CO2. Câu 161: Đáp án B

Phản ứng xảy ra như sau:

Saccarozo C12H22O11+ H2O→ H+,toC6H12O6

glucozơ +C6H12O6 fructozơ

Triolein: (C17H33COO)3C3H5+ 3NaOH→ 3Cto 17H33COONa + C3H5(OH)3 (C6H10O5)n (tinh bột hoặc xenlulozơ) + nH2OH→ nC+,to 6H12O6

C12H22O11 (mantozơ) + H2O→ 2CH+,to 6H12O6 (glucozơ) Chú ý:

Sự thủy phân của carbohydrat:

Carbohidrat hay còn gọi là saccarit, được chia làm 3 nhóm: Monosaccarit: Glucozo, fructozo, …

Đisaccarit: Saccarozo, mantozo… Polysaccarit: Tinh bột, xenlulozo…

Chỉ những đi-, polysaccarit… có khả năng thủy phân tạo thành những monossaccarit tương ứng có trong thành phần cấu tạo của nó. Ví dụ:

Saccarozo tạo bởi α −glucozo và β −fructozo. Mantozo tạo bởi 2 đơn vị α −glucozo.

Tinh bột tạo thành từ α −glucozo, trong khi xenlulozo tạo thành từ β-glucozo… Câu 162: Đáp án A

Ta đã biết formanđehit (HCHO) tráng bạc tỷ lệ mol 1 : 4.

Các muối, este của axit formic: etylformat, amoniformat cũng có phản ứng tráng bạC. (Xem lại phần trước).

Glucozo có chứa –CHO nên tham gia tráng bạc tương tự andehit:

HOCH2[CHOH]4CHO + 2AgNO3+ 3NH3+ H2O→ HOCHt° 2[CHOH]4COONH4+ 2Ag + 2NH4NO3. Fructozo không phản ứng với AgNO3/NH3, nhưng vẫn có phản ứng tráng bạc, do trong môi trường kiềm fructozo chuyển thành glucozo.

Mantozo cấu tạo bởi 2 gốc α − glucozo, mặt khác vẫn chứa nhóm CHO tự do nên tráng bạc giống glucozo. Điều này khác với saccarozo. Mặc dù saccarozo cũng chứa glucozo nhưng nhóm –CHO của nó đã tham gia liên kết và bị “kẹp cứng” nên không có khả năng phản ứng.

Câu 163: Đáp án C

Các phản ứng xảy ra:

2C6H12O6 (glucozo hoặc fructozo) + Cu(OH)2⟶ (C6H11O6)2Cu + 2H2O. (1) Saccarozo: 2C12H22O11+ Cu(OH)2⟶ (C12H21O11)2Cu + 2H2O. (2)

Axit axetic: 2CH3COOH + Cu(OH)2⟶ (CH3COO)2Cu + 2H2O (3) Glyxerol: 2C3H8O3+ Cu(OH)2⟶ (C3H7O3)2Cu + 2H2O (4) Axit formic: 2HCOOH + Cu(OH)2⟶ (HCOO)2Cu + 2H2O. (5)

Các phản ứng (1), (2), (4) tạo sảm phẩm là phức đồng màu xanh lam đậm. Phản ứng (3), (5) tạo sản phẩm là muối đồng màu xanh lam.

Nhận xét:

Câu hỏi này rất dễ làm ta bị nhầm lẫn vì điều kiện của phản ứng: “ở nhiệt độ thường”. Nhiều bạn đọc đề nghĩ ngay tới phản ứng oxi hóa tạo thành kết tủa đỏ gạch. Nhưng phản ứng oxi hóa ấy, cũng như phản ứng tráng bạc chỉ xảy ra khi đun nóng. Còn ở nhiệt độ thường, cần chú ý tới phản ứng hòa tan đồng hidroxit tạo thành phức hoặc muối.

Chú ý:

Phản ứng tạo phức đồng với poliancol:

Các ancol có ít nhất hai nhóm –OH cạnh nhau (nằm ở 2 nguyên tử C cạnh nhau) sẽ tham gia phản ứng hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam đậm. Để viết phản ứng, có thể coi ancol là một axit đơn chức (chẳng hạn glixerol C3H8O3 coi là H − C3H7O3) và viết như một phản ứng axit bazo thông thường. Những carbohidrat như glucozo, fructozo, saccarozo… có nhiều nhóm –OH cạnh nhau nên tham gia phản ứng này, tuy nhiên cũng chỉ như một axit đơn chức (tỉ lệ là 2 ancol :1 Cu(OH)2). Cần lưu ý, tinh bột hay xenlulozo có rất nhiều nhóm –OH cạnh nhau nhưng vì có cấu tạo polime nên không phản ứng.

Điều kiện của phản ứng oxi hóa nhóm –CHO bằng 𝐂𝐮(𝐎𝐇)𝟐⁄𝐎𝐇−:

Sự oxi hóa bằng Cu(OH)2⁄OH− chỉ xảy ra khi đun nóng. Do vậy, các chất như glucozo chẳng hạn, nếu đun nóng với Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch, nhưng nếu ở nhiệt dộ thường lại xảy ra phản ứng hòa tan tạo phức đồng.

Sống có giá trị và thành công sẽ tự đến. Xin chia sẻ với các em câu chuyện sau đây.

"Câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Stanford.

Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biểu diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.

Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan. Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”

Một phần của tài liệu Chinh phục lý thuyết hóa học (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)