Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Tiểu luận giữa kì KTQT (autosaved) (Trang 29 - 32)

- Có các quy định về vay vốn rõ ràng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI dễ dàng tiếp cận thị trường vốn, thị trường tín dụng trung và dài hạn.

- Trong định hướng về thu hút sử dụng vốn FDI theo ngành và lĩnh vực cần khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, công nghiệp cơ khí, điện tử, dầu khí, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, khai thác ưu thế về tài nguyên, nguyên liệu phục vụ sản xuất, đồng thời, cần có sự khuyến khích và có chính sách ưu đãi thỏa đáng đối với các dự án chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp gắn với việc phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước; chú trọng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất các giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

KẾT LUẬN

Ngày nay, FDI đã trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông. Không có một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.

Đối với Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang cần một nguồn vốn lớn để thực hiện các mục tiêu phát triển và nguồn vốn FDI là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu. Không những thế, nguồn vốn FDI còn góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động,...Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn FDI mang lại mà chúng ta cần phải đương đầu và giải quyết, như: mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, nguồn thu ngân sách nhà nước không được đảm bảo,cạnh tranh gay gắt cho các doanh nghiệp trong nước, sự chuyển giao công nghệ, máy móc, thiết bị đôi khi là lỗi thời .Cán cân thương mại bị thâm hụt ngày càng lớn.

Vì vậy cần có các biện pháp hợp lý để vừa thu hút đầu tư vừa khắc phục được những khó khăn trên. Bao gồm các biện pháp về hàng lang pháp lý, pháp luật chính sách, thủ tục hành chính, chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng,….

Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Nguyễn Văn Hợp đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn để tôi hoàn thành được bài làm của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tiểu luận giữa kì KTQT (autosaved) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w