Kỹ thuật sản xuất hạt giống ở lúa

Một phần của tài liệu kỹ thuật sản xuất hạt giống cây tự thụ phấn (Trang 28 - 35)

3.5.1. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

3.5.1.1. Đặc điểm nguồn gốc cây lúa

Lúa là cây tự thụ phấn có cấu tạo hoa lưỡng tính, nhị và nhụy trong cùng một hoa.

Hoa có cấu tạo hai vỏ trấu là vỏ trấu lớn và vỏ trấu nhỏ, trong hoa có 6 nhị đực mạng 6 bao phấn cấu tạo hoa mô tả đầy đủ.

3.5.1.2. Hạt giống gốc

Sản xuất hạt giống lúa NC phải được nhân lên từ lô hạt SNC

3.5.1. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

3.5.1.3. Chọn ruộng sản xuất

Chọn ruộng liền khu, đất tốt và đồng đều và điều kiện tưới tiêu thuận lợi, giao thông vận chuyển dễ dàng.

3.5.1.4. Cách ly

Khu ruộng sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng cách ly với các khu sản xuất lúa khác 3 m.

3.5.1.5. Làm đất

Làm đất kỹ theo các phương pháp bình thường.

3.5.1.6. Làm mạ

Xử lý hạt giống

Hạt giống SNC phải được phơi lại, làm sạch trước khi ngâm ủ. 

Ngâm trong 60 giờ, rửa chua 3 lần là sau 12 giờ, lần 2 sau 24

3.5.1. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

3.5.1.6. Làm mạ

Kỹ thuật gieo mạ

Gieo đồng đều và mật độ thưa để mạ cứng cây đanh dảnh, lượng hạt giống gieo phù hợp từ 0,2 đến 0,4 kg thóc giống trên 10m2 đất mạ

3.5.1.7. Quản lý ruộng sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

Chuẩn bị đất và bón lót

Làm đất kỹ bằng phẳng để thuận tiện cho điều tiết nước và chăm sóc. Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân và 30% đạm, 50% lượng kali của quy trình kỹ thuật của giống.

3.5.1.7. Quản lý ruộng sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng

Kỹ thuật cấy

Mạ cấy đủ tuổi, mỗi băng khoảng 10 - 15 hàng lúa. Mật

độ và số dảnh cấy: mật độ 55 – 60 khóm/m2 , cấy 1 dảnh là phù hợp với sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng.

Bón phân thúc lần 1 sau cấy 15 - 20 ngày 50% lượng đạm

theo quy trình, bón thúc lần 2 trước khi phân hoá đòng. Tưới nước đầy đủ theo nhu cầu nước của cây lúa.

Phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh áp dụng kỹ thuật IPM với ruộng sản xuất hạt giống lúa là tốt nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.1.8. Khử lẫn

Khử lẫn lần 1:

Thời kỳ mạ trước khi nhổ cấy khử bỏ cây lẫn, cỏ phân biệt bằng màu sắc thân lá mạ với giống lẫn.

Khử lẫn lần 2 :

Khi lúa con gái cũng chủ yếu phân biệt bằng màu sắc thân lá

Khử lẫn lần 3:

Khi trỗ xong, căn cứ vào màu sắc thân lá, chiều cao, dạng cây, dạng bông, dạng hạt để khử lẫn.

Khử lẫn lần thứ 4 :

Trước khi thu hoạch, đây là lần khử lẫn quan trọng nhất, phải căn cứ vào tất cả các đặc điểm thân, lá và hạt để loại

3.5.1.9. Thu hoạch và chế biến hạt giống

Tách hạt bằng máy tuốt nhỏ để không làm xây sát hạt, vỡ hạt giống sau đó phải làm sạch tạp chất, trấu và các lẫn tạp khác.

Phơi trên sân xi măng hoặc sân gạch khi nắng gắt cần phơi dày, phơi đến khi độ ẩm đạt 13%.

Hình : Tuốt đập bằng máy nhỏ và làm khô tự nhiên

(Nguồn: Manual for Hybrid Rice Seed Production, IRRI)

Làm sạch, phân loại và đóng bao.

Làm sạch hạt lép lửng và tạp chất bằng quạt, rê sau đó đóng bao, bảo quản nơi khô ráo, thoáng để hạt giống không bị mất sức nảy mầm.

3.5.1.10. Kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ hạt giống

Sản xuất hạt giống phải được kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ phẩm cấp hạt nguyên chủng với cơ quan kiểm nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Một phần của tài liệu kỹ thuật sản xuất hạt giống cây tự thụ phấn (Trang 28 - 35)