Nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 28)

6. Bố cục của luận văn

1.3.2. nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Trên cơ sỏ nghiên cứu một số vấn đề về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp người viết nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này có các ý nghĩa sau:

Cung cấp những kiến thức pháp luật về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp và làm cho những quy định đó được tường minh hơn.

Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết cung cấp những quy định của pháp luật thi hành án dân sự chung và áp dụng vào trường hợp người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp. Đồng thời người viết cũng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu làm cho những quy định đó trở nên tường minh và dễ hiểu hơn. Có thể nói kết quả nghiên cứu đề tài là một tập hợp có hệ thống những kiến thức pháp lý về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp bên cạnh những lập luận liên quan đến đề tài của người viết. Cũng có thể nói kết quả nghiên cứu của người viết là một tài liệu chuyên khảo về đề tài để cho những ai nghiên cứu pháp luật liên quan có thể tham khảo.

Chỉ ra những bất cập của thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp và đề xuất những giải pháp khắc phục góp phần nhằm hoàn thiện pháp luật.

Những bất cập trong pháp luật là điều không thể tránh khỏi, bởi vì lý thuyết và thực tiễn không hề giống nhau. Quan trọng hơn cả là nhìn nhận ra những bất cập và hoàn thiện pháp luật. Pháp luật thi hành án dân sự cũng vậy. Thông qua việc nghiên cứu đề tài một cách tuần tự theo chiều dọc người viết có cơ hội tiếp xúc nhiều với những quy định của pháp luật liên quan đến đề tài, thông qua phân tích đối chiếu để nhận ra những những bất cập của pháp luật cùng với thực tiễn liên quan đến đề tài người viết đang thực hiện. Những bất cập đó sẽ không bị người viết bài xích hay lên án mà người viết sẽ tìm ra nguyên nhân của bất cập trên. Từ đó người viết đưa ra những hướng hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự.

20 Thông qua việc nghiên cứu đề tài – Thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp - một số bất cập và hướng hoàn thiện. Người viết có cơ hội tiếp tiếp cận nhiều hơn với pháp luật thi hành án dân sự nói chung, pháp luật về thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp nói riêng. Kiến thức của người viết về đề tài cũng được tăng lên.

Kết chương 1

Nhiệm vụ của chương 1 là cung cấp một cái nhìn sơ khởi nhất về đề tài Thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu ở chương này người viết đã tự vạch ra các khía cạnh để cung cấp những thông tin sẵn có và phân tích những thông tin đó. Bên cạnh đó là những nhận định mang tính cá nhân của người viết thông qua những nền tảng có sẵn và góc tiếp cận khác. Trong chương này người viết đã làm rõ được những khái niệm liên quan đến đề tài. Đó là khái niệm về thi hành án dân sự và khái niệm doanh nghiệp. Nổi bật nhất trong nội dung này người viết đã đưa ra quan điểm cá nhân về khái niệm thi hành án. Đồng thời bảo vệ quan điểm của mình bằng những lập luận có cơ sở thuyết phục. Cái nhìn sơ khởi về đề tài của người viết cũng được thể hiện ở những khía cạnh như vai trò và đặc điểm của hoạt động thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Tuy nhiên, nội dung trọng tâm theo quan điểm của người viết là việc tìm ra những đặc điểm đặc thù của thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án dân sự là doanh nghiệp. Cũng có thể nói chính vì sự đặc thù này mà những khó khăn trong công tác thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp cũng có những nét riêng. Trong phần vai trò và ý nghĩa của công tác thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp người viết tập trung vào hướng phân tích đặt công tác thi hành là một công cụ của nhà nước để đảm bảo cho những bản án, quyết định được thi hành trên thực tế và tính hiệu quả của công cụ này vào việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nghĩa là trong nội dung này sẽ đi trả lời câu hỏi công tác thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp thì sẽ đóng góp được gì trên mọi phương diện? Cuối chương là phần tự đánh giá của người viết về việc ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài. Ý nghĩa của phần nội dung này là góp phần vạch ra hướng đi để người viết không lạc đề và giúp cho người viết tự nhận thấy khi nghiên cứu đề tài này đã mang lại ý nghĩa khoa học như thế nào.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN LÀ

21 Thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp là thi hành án dân sự. Vì vậy, để xây dựng cái nhìn tổng thể về thi hành án dân sự người viết xây dựng dựa trên ba nội dung lớn: Thứ nhất là phân tích những quy định chung của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp trong đó bao gồm những quy định về căn cứ, xác minh điều kiện thi hành án, chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án. Tuy nhiên, trong nội dung đầu tiên người viết muốn nhấn mạnh ở việc xác minh điều kiện thi hành án và chuyển giao nghĩa vụ thi hành án. Bởi vì ở hai nội dung này đã làm nổi bật lên những đặc điểm chỉ có ở người phải thi hành án là doanh nghiệp và người viết cũng tìm thấy những bất cập điển hình khi tổ chức thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Thứ hai là phân tích những quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án đối với người phải thi hành án từ việc chuyển giao trách nhiệm từ Tòa án sang Cơ quan thi hành án mà trọng tâm là công tác cưỡng chế thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp. Thứ ba, phân tích về kết quả thi hành án, mà đặc trưng là các quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án dân sự và việc kết thúc một quá trình thi hành án thành công. Thực ra nội dung được phân tích ở đây xét cho cùng cũng là thủ tục thi hành án tuy nhiên vì đây là những thủ tục đặc biệt nên người viết tách ra để phân tích rõ hơn. Trong khi nghiên cứu chương 2 người viết sẽ nêu lên những nội dung nào mà người viết nhận thấy là bất cập trong việc thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật ở chương 3.

2.1. Những quy định chung của pháp luật về thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án làdoanh nghiệp

Cơ quan thi hành án tiến hành thực hiện các hoạt động thi hành án trước tiên là phải có những căn cứ theo luật định. Căn cứ để thi hành án đó chính là những bản án, quyết định được đưa ra thi hành và quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án đúng thẩm quyền. Trong phạm vi đề tài người viết nhận thấy những quy định về xác minh điều kiện thi hành án cũng như quy định về việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án là những nội dung quan trọng mang tính đặc trưng của đối tượng người thi hành án là doanh nghiệp nên người viết trình này thành hai tiểu mục bố trí trong mục này.

22 Căn cứ để thi hành án đối với doanh nghiệp phải thi hành án là những bản án, quyết định dân sự về người phải thi hành án là doanh nghiệp được đưa ra thi hành và quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án.

2.1.1.1. Những bản án quyết định được đưa ra thi hành

Theo Điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008 những bản án quyết định được đưa ra thi hành gồm có:

Thứ nhất, những bản án, quyết định quy định tại Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2008 có hiệu lực pháp luật:

Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án; Quyết định của Trọng tài thương mại.

Thứ hai, những bản án, quyết định sau đây của Toà án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Điều 1 Luật thi hành án dân sự 2008: “Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự”.

Như vậy, khái niệm bản án, quyết định có hiệu lực thi hành là một khái niệm rộng. Nó bao gồm không chỉ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà còn có

23 những bản án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được đưa ra thi hành ngay. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành là điều dễ hiểu nhưng còn những bản án quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn được đưa ra thi hành ngay sẽ gây chút ngạc nhiên. Tuy nhiên xét đến bản chất của vấn đề thì thấy rõ rằng. Sở dĩ hiệu lực thi hành án phát sinh sớm hơn hiệu lực pháp luật của bản án hoặc quyết định của Toà án trong những trường hợp nói trên là nhằm hạn chế, khắc phục khả năng vi phạm quyền sống tối thiểu của con người và nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục hoặc đảm bảo việc thi hành án.

Có thể thấy rằng Luật thi hành án dân sự 2008 quy định phạm vi điều chỉnh rộng hơn các pháp lệnh trước đó. Những bản án, quyết định được thi hành theo thủ tục do Luật thi hành án dân sự quy định không chỉ là bản án, quyết định của Toà án mà còn là quyết định xử lý vụ việc canh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của trọng tài thương mại. Những quyết định của hoạt động bổ trợ tư pháp được đưa vào thi hành án kể từ Pháp lệnh thi hành án 2004 khi quy định những quyết định đưa vào thi hành có thể là quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại

Việt Nam, quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành.15 Đến

Luật thi hành án dân sự 2008 những quyết định của hoạt động bổ trợ tư pháp được bổ sung thêm là quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến phần tài sản của bên phải thi hành án mà sau 30 ngày kể từ ngày có

hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Toà án.16

Khi pháp luật quy định về những quyết định bổ trợ tư pháp này vào căn cứ để thi hành án thì mục tiêu của quy định này hướng vào chính là doanh nghiệp. Bởi chỉ có doanh nghiệp mới là đối tượng điều chỉnh chính của pháp luật về trọng tài thương mại cũng như pháp luật cạnh tranh. Khi phải luật tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp thông qua Trọng tài thương mại hay Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh thì đồng thời cũng phải xây dựng một cơ chế để đảm bảo cho những quyết định đó được thực thi.

2.1.1.2. Quyết định thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp

15 Điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 16 Điều 2 Luật thi hành án dân sự 2008

24 Quyết định thi hành án dân sự là quyết định của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự nhằm đưa những bản án, quyết định nói chung có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế. Quyết định thi hành án dân sự được ra dưới hai dạng là chủ động ra quyết định thi hành án và ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Chủ động ra quyết định thi hành án được Thủ trưởng Cơ quan thi hành án đưa ra thuộc một trong các trường hợp quy định trong khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự. Ngoài những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự nếu muốn Cơ quan thi hành án tổ chức thi hành thì cần phải có đơn yêu cầu từ đương sự.

2.1.2. Xác minh điều kiện thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp

2.1.2.1. Vai trò của công tác xác minh điều kiện thi hành án trong thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp

Xác minh có vai trò quan trọng đối với hầu hết các giai đoạn của quá trình thi hành án. Kết quả xác minh sẽ là cơ sở để Cơ quan thi hành án thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, ra các quyết định khác như quyết định uỷ thác, quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án, quyết định hoãn thi hành án, quyết định đình chỉ thi hành án, lựa chọn áp dụng biện pháp cưỡng chế… Cụ thể:

Thứ nhất, kết quả xác minh sẽ là cơ sở để thuyết phục chủ thể phải thi hành án tự nguyện thi hành án. Tự nguyện thi hành án trong thi hành án dân sự luôn được hoan nghênh. Tuy nhiên sự tự nguyện thi hành án xuất phát từ chính suy nghĩ độc lập của chủ thể phải thi hành án, cũng có trường hợp để có được suy nghĩ tự nguyện đó chủ

Một phần của tài liệu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp một số bất cập và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)