Kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập - thực tế Ủy ban nhân dân (UBND) Huyện Quỳ Châu (Trang 33 - 34)

- Cần phải phân công lại trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà chủ yếu là 2 ngành dân số và lao động- TB&XH, bởi vì Ủy ban dân số GĐ & TE nay đổi thành trung tâm dân số nên chức năng và nhiệm vụ cũng thay đổi theo để phù hợp với tên gọi.

- Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở các cơ sở xã, thị trấn cần phải có một cán bộ chuyên phụ trách hoặc phụ cấp cho cán bộ làm công tác chính sách làm kiêm nhiệm.

- Phải có những biện pháp hữu ích như mở các lớp tập huấn về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các thôn bản, phối hợp chặt chẽ với các cán bộ địa phương nhằm nâng cao nhận thức và nhận thức của các bậc phụ huynh về quyền của trẻ em và trách nhiệm, nghĩa vụ của cha mẹ…

C. KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Phòng Lao động – TB&XH, Tôi đã được các cán bộ công chức ở đây tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tôi hoàn thành tốt nhất đợt thực tâp – Thực tế này. Mặc dù thời gian thực tập không dài nhưng Tôi đã học được rất nhiều những kiến thức hữu ích trong thực tế về chuyên ngành quản lý chính sách và các vấn đề xã hội mà Tôi định hướng theo học trong năm tới. Ngoài ra, tôi còn học được những kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng xử lý nhanh các tình huống trong công việc, cách báo cáo kết quả công việc, việc tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội…

Qua đây, Tôi cũng nhận thức được rằng để rút ngắn được khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế là cả một quá trình lâu dài vận dụng và học hỏi một cáh linh động, sáng tao. Công việc của môt người quản lý hành chính nhà nước cũng như của chuyên viên, nhân viên gánh vác trọng trách phục vụ nhân dân là không hề dễ dàng nhưng với nỗ lực làm việc hết mình cùng với những kết quả mà các thành viên trong Phòng đã đạt được đã tạo cho Tôi sự tin tưởng vào con đường mà mình đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập - thực tế Ủy ban nhân dân (UBND) Huyện Quỳ Châu (Trang 33 - 34)