Xây dựng KPI cho một số chức danh ở phòng dịch vụ:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI PHÒNG DỊCH VỤ CÔNG TY TNHH TOYOTA CẦN THƠ. (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KPI CHO PHÒNG DỊCH VỤ/NHÂN VIÊN THUỘC PHÒNG DỊCH VỤ

5.2.Xây dựng KPI cho một số chức danh ở phòng dịch vụ:

phòng dịch vụ:

Nhóm xin giới thiệu một vài KPI, hướng dẫn đánh giá và trọng số cho mỗi hạng mục đánh giá cho nhân viên dịch vụ sau:

 Kỹ thuật viên:

Tần suất đánh giá:

o Đánh giá mỗi tháng Thang đo:

o Nhân viên phòng Dịch vụ trên được đánh giá trên thang đo 2 bậc:Vi phạm – không vi phạm, Đạt – Không đạt, Có-Không.

o Theo các trọng số tương ứng.

Người thực hiện đánh giá: Theo sơ đồ tổ chức, nhân viên cấp dưới sẽ chịu sự đánh giá của cấp cao hơn, Trưởng phòng là người quyết định cuối cùng dựa trên sự đánh giá nhân viên của cấp quản lý trung gian.

Con người là tài sản quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Theo quan điểm quản lý hiện đại, nhiều doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của con người và nhìn nhận đây chính là yếu tố cốt lõi để làm nên sự thành công. Con người được xem là một trong những nguồn lực cần thiết và chủ yếu để giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, bên cạnh tài chính, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, thông tin, thời gian, các quy trình, thủ tục …Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tuy vậy, nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.

Quản trị nguồn nhân lực chính là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp, là “nghệ thuật đối xử” của doanh nghiệp đối với người lao động – tài sản quan trọng nhất mà doanh nghiệp có. Một cách cụ thể hơn, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp, giúp họ thực hiện công việc, đánh giá kết quả công việc để quyết định mức thù lao cho sức lao động của họ, và giải quyết các vấn đề phát sinh. Như vậy có thể nói quản trị nguồn nhân lực là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp và xây dựng chính sách quản trị nguồn nhân lực tốt là điều thực sự cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Trong phạm vi bài tiểu luận của nhóm, chúng em đã thực hiện việc xây dựng chính sách nguồn nhân lực cho phòng dịch vụ - Công ty TNHH Toyota Cần Thơ gồm xây dựng bản mô tả công việc cho phòng, xây dựng tiêu chuẩn và cách tuyển chọn trưởng bộ phận, chính sách đào tạo, đánh giá công việc của phòng ban và cá nhân trong phòng, chính sách lương thưởng. Bài tiểu luận được thực hiện dựa trên lý thuyết nền của môn học và thực trạng chính sách quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên vẫn còn nhiều điều cần được chỉnh sửa để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI PHÒNG DỊCH VỤ CÔNG TY TNHH TOYOTA CẦN THƠ. (Trang 30 - 33)