2 NỘI DUNG THỰC TẬP
2.2.7 Nhập thông tin vào Kế hoạch Kiểm toán
Trong phần hành về Kế hoạch kiểm toán, tôi chỉ nhập thông tin doanh nghiệp vào các file word Kế hoạch kiểm toán mẫu do Trưởng phòng cung cấp. Cụ thể công việc của tôi trong phần:
A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng: tôi chỉ nhập tên khách hàng; tên và chức danh, email người liên lạc chính; tên các cổ đông, Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc.
A230 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán: nhập thời gian các cuộc kiểm toán được thực hiện.
A231 – Thư yêu cầu xác nhận kiểm kê: nhập tên công ty được kiểm toán; kế toán trưởng; kế toán kho/ thủ kho; giờ và ngày thực hiện kiểm kê; địa điểm kho, địa điểm kiểm kê tài sản; đại điểm kiểm kê tiền mặt; danh mục hàng hóa, tài sản cần kiểm kê; người xác nhận thông tin; điện thoại; fax.
A232 – Phân công kiểm kê: nhập đối tượng và thời gian kiểm kê, thành viên công ty kiểm toán.
Kinh nghiệm rút ra:
Tiếp cận với những giấy tờ làm việc của các anh chị kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên có thể giúp tôi nắm bắt được một kế hoạch kiểm toán cần có những nội dung gì, phân chia phần hành công việc cho các thành viên đi kiểm kê như thế nào, cần liên lạc với ai trong công ty khách hàng để lấy thêm chứng từ hoặc hợp đồng khi thiếu thông tin.
2.3 Công việc quan sát và tìm hiểu được
Khi được giao việc hỗ trợ các anh chị trợ lý kiểm toán, tôi được Trưởng phòng cung cấp cho những thông tin mới về chênh lệch tỷ giá – Thông tư 179/2012/TT-BTC thay thế Thông tư 201/2009/TT-BTC.
Một số điều cần lưu ý:
Đối tượng áp dụng: Thông tư không áp dụng đối với các tổ chức tín dụng được thành
lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra “Đồng” Việt Nam:
o Đối với việc thanh toán các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh trong
năm tài chính thì thực hiện theo tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp có giao dịch phát sinh theo quy định của pháp luật.
22
o Đối với việc đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán thì thực hiện theo tỷ
giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Những ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá quy đổi ra “Đồng” Việt Nam thì:
o Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tạimột ngân hàng thương mại có
công bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
o Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tại nhiều ngân hàng thương mại có công bố tỷ giá của đồng ngoại tệ đó thì khi quy đổi thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp mở tài khoản
tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
o Trường hợp doanh nghiệp mở tài khoản tại ngân hàng thương mại không có
công bố tỷ giá của đồng ngoại tệđó thì khi quy đổi thực hiện thông qua tỷ giá của một sốđơn vị ngoại tệ chủ yếu mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo tỷ giá giao dịch bình quân của các ngân hàng tại thời điểm đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ.
Quy định chuyển tiếp
o Đối với các doanh nghiệp đã đánh giá lại số dư ngoại tệ nợ phải trả cuối năm
theo Thông tư số 201/2009/TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính mà chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng chưa phân bổ hết vào chi phí trong năm thì số dư chưa phân bổđược phân bổ tiếp vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, thời gian phân bổ theo sốnăm còn lại kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều khoản thi hành
o Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2012, áp dụng
23