Chương trình thể hiện thuật toán

Một phần của tài liệu Bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận bộ 4 của đại số gia tử (Trang 59 - 64)

5 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.5.Chương trình thể hiện thuật toán

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Giao diện của chương trình như sau

Hình 3.5: Giao diện chương trình kết nhập ĐSGT

- Tính năng của chương trình: Chương trình cho phép người dùng có thể sử dụng bộ dữ liệu khởi tạo sẵn có hoặc xóa bỏ bộ dữ liệu đã có, sau đó gõ mới: Tập các phần từ sinh G, tập các gia tử H+ và H-, độ dài tối đa của hạng từ. Từ dữ liệu người dùng nhập, chương trình khởi tạo bộ ngữ nghĩa. Người dùng sử dụng chức năng tạo bảng đánh giá các đối tượng và các tiêu chí. Tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đây có thể lựa chọn đánh giá ngẫu nhiên hoặc người dùng tự gõ các đánh giá (các đánh giá có thể bằng từ ngữ hoặc số). Cuối cùng sử dụng chức năng kết nhập của chương trình để kết nhập các đánh giá. Từ kết quả kết nhập, chương trình sắp xếp các kết quả đó theo thứ tự tăng dần. Người sử dụng sẽ căn cứ vào kết quả của chương trình để đưa ra kết luận cho công việc của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các phương pháp giải bài toán kết nhập (cũng còn gọi là bài toán ra quyết định nhóm) trong trường hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia biểu thị qua các từ ngôn ngữ tự nhiên hoặc điểm số thông thường, đưa ra cách giải quyết theo cách tiếp cận của Đại số gia tử.

Luận văn đã thu được một số kết quả sau:

1. Luận văn tìm hiểu về bài toán kết nhập mờ, một số phương pháp giải đã có từ đó tìm ra ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp. Với những cách đánh giá, cho điểm thông thường, đây là bài toán đã được giải quyết bằng các phép lấy trung bình (thông thường là trung bình cộng hoặc trung bình nhân) có trọng số hoặc không có trọng số. Tuy nhiên, khi các chuyên gia đánh giá bằng cách dùng các từ ngôn ngữ tự nhiên (như khá, giỏi, tương đối khá..) thì bài toán trở nên phức tạp hơn nhiều khi phải xử lý một công thức chứa các từ ngôn ngữ tự nhiên, thí dụ như (giỏi + tương đối khá)/2.

2. Để giải quyết bài toán nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu phương pháp giải bài toán kết nhập thông tin biểu diễn bằng bộ 4 với ngữ nghĩa dựa trên Đại số gia tử. Bộ 4 ngữ nghĩa của ĐSGT, dựa trên các kết quả nghiên cứu lý thuyết, cho phép biểu diễn mỗi từ ngôn ngữ tự nhiên trong thang điểm đánh giá thông qua một khoảng lân cận ngữ nghĩa cùng với một giá trị định lượng ngữ nghĩa, gắn chặt từ đã cho với giá trị được lượng hóa, thuận tiện cho việc xử lý trên máy tính mà lại không làm mất ngữ nghĩa tự nhiên của từ. Ngoài ra, thành phần thứ tư của bộ 4 cho phép xử lý linh hoạt khi thực hiện phép kết nhập với trường hợp chuyên gia cho đánh giá bằng điểm số như thông thường.

3. Cuối cùng, trên cơ sở thuật toán dựa trên bộ 4 ngữ nghĩa được đề xuất, luận văn xây dựng chương trình thể hiện giải bài toán kết nhập mờ . Chương trình được thiết kế trên visual studio 2012.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, do những hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian thực hiện, luận văn vẫn còn có những khiếm khuyết như việc giải quyết bài toán kết nhập với dữ liệu còn khá đơn giản, việc làm rõ hơn tính ưu việt của bộ 4 ngữ nghĩa so với các phương pháp của lý thuyết tập mờ chưa được tốt. Em mong được sự chỉ bảo của các thầy để có thể hoàn thiện thêm các nghiên cứu của bản thân trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Cát Hồ, Nguyễn Văn Long, Đại số gia tử đầy đủ tuyến tính, Tạp chí Tin học và Điều khiển học, T.19(3) 274-280.

2. NguyễnVăn Long, HoàngVănThông, Vấn đề kết nhập thông tin biểu diễn bằng bộ 4 ngữ nghĩa dựa trên Đại số gia tử, Tạp chí Tin học và Điều khiển học, 27(3) (2011)

Tiếng Anh

3.Nguyen Cat Ho, Tran Thai Son, Tran DinhKhang, Le Xuan Viet, Fuzziness Measure, Quantified Semantic Mapping And Interpolative Method of Approximate Reasoning in Medical Expert Systems, Tạp chí tin học và điều khiển, T.18(3)(2002), 237-252

4.F. Herrera and L. Martinez, A 2-Tuple Fuzzy Linguistic Reoresentation Model for Computing with Words, IEEE TRANSACTIONS ON SYSTEMS, MAN, AND CYBERNETICS, Vol. 8, No.6 (2000), 746-752.

5.Zadeh (1965), Fuzzy sets, Information and control 8, pp. 338-353 6.Zadeh, The concept of linguistic variable and its application to approximate reasoning. Inform. Sci. (I) 8 (1975) 199-249; (II) 8 (1975) 310 - 357; (III) 9 (1975) 43-80

Một phần của tài liệu Bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận bộ 4 của đại số gia tử (Trang 59 - 64)