5.1. Đặt vấn đề
Trong công nghệ MQL, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gia công và chất lượng sản phẩm sau khi gia công như: Loại dung dịch, phương pháp gia công, quan hệ giữa cặp vật liệu dụng cụ - chi tiết gia công, lưu lượng, áp suất dòng khí nén .v.v. Trong đó áp suất dòng khí nén là yếu tố ảnh hưởng rất lớn vì: Áp suất dòng khí sẽảnh hưởng đến khả năng tạo sương mù, đến khả năng đưa các hạt sương mù vào vùng cắt, khả năng giữ các hạt sương mù trong vùng cắt, khả năng đấy nhiệt, phoi ra khỏi vùng cắt.v.v..[7], [49], [58]. Lưu lượng cũng ảnh hưởng đến lượng dung dịch vào vùng cắt. Trong công nghệ tưới tối thiểu, lưu lượng là rất bé và chỉ cần mức tối thiểu nhất đủđể bôi trơn. Nếu tưới với lưu lượng lớn thì lượng dung dịch thừa lãng phí vì chúng sẽ theo phôi ra ngoài hoặc bám dính trên dao, trên bề
mặt chi tiết. Nếu tưới với lưu lượng quá bé sẽ dẫn đến tình trạng lớp màng dầu giữa hai bề mặt trượt tương đối mặt trước của dao và phoi, mặt sau của dao với bề mặt đã gia công, không đủ để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp ở đỉnh các nhấp nhô. Lớp màng này có tác dụng cản trở sự phát triển của diện tích tiếp xúc ở đỉnh nhấp nhô và lưu lượng chất bôi trơn sẽ là điều kiện xúc tác để hình thành màng ôxít trên bề mặt tiếp xúc dao, phoi và phôi.
Do lưu lượng quá bé và do chưa đo lường chủđộng được (qua cảm biến đo lưu lượng mà chỉ đo được qua dụng cụ đo cơ học) nên tác giả khảo sát ảnh hưởng của nó thông qua lượng dung dịch tiêu hao. Vì vậy mục đích chính của chương này là:
“Khảo sát ảnh hưởng của áp suất dòng khí, lưu lượng dung dịch tiêu hao đến độ mòn, tuổi bền của dụng cụ cắt, lực cắt và chiều cao nhấp nhô bề mặt gia công”.
Tuy nhiên khi biết được giá trị của lực cắt, chiều cao nhấp nhô bề mặt của chi tiết gia công ta có thể xác định được gần đúng lượng mòn dao vì các đại lượng này liên hệ mật thiết với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy việc đo mòn và xác định tuổi
bền dụng cụ cắt chỉ thực hiện ở một sốđiểm lân cận của điểm có lực cắt và chiều cao nhấp nhô bề mặt bé nhất.