Vai trò của công đoàn trong Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 33)

kinh tế - xã hội

Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

Phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động.

Tham gia với cơ quan nhà nước quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật.

Tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT

NAM HIỆN NAY.

Thực tế hiện nay, doanh nghiệp nào, chủ doanh nghiệp quan tâm tới hoạt động CĐ thì nơi đó CĐCS vững mạnh, ngược lại thì CĐCS hoạt động gặp khó khăn. Anh Nguyễn Trọng Vinh, đoàn viên Công ty Scancom, cho biết cán bộ CĐ đang hưởng lương của DN. Nếu cán bộ CĐ bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của NLĐ mà đi ngược lại lợi ích của DN thì khó có thể duy trì mức hài hòa. Vì vậy, có thể nói hoạt động CĐ mạnh hay yếu tùy thuộc rất nhiều vào chủ Doanh nghiệp.

Một vấn đề được hội thảo quan tâm là cán bộ CĐ nên là ai. Nhiều doanh nghiệp hiện đang áp dụng theo kiểu tổ trưởng tổ sản xuất, đồng thời là tổ trưởng tổ CĐ.cái khó của mô hình này là tổ trưởng CĐ thiếu kỹ năng lắng nghe, còn mang tính áp đặt. Ngoài ra, tổ trưởng CĐ đồng thời là tổ trưởng sản xuất thì những người lao động trực tiếp không dám chia sẻ những suy nghĩ của mình vì giữa công nhân và tổ trưởng có khoảng cách nhất định. Còn tổ trưởng là NLĐ trực tiếp sản xuất thì cũng gặp khó khăn đó là không biết cách nói chuyện trước đám đông, không mạnh dạn…Vì vậy, vấn đề đặt ra là CĐ cấp trên cần thường xuyên tập huấn để nâng cao trình độ cho cán bộ CĐCS nhằm đáp ứng yêu cầu.

Việc chấm điểm, xếp loại CĐCS hàng năm đã từng bước được đổi mới, tập trung vào việc đánh giá kết quả thực hiện những nội dung nhiệm vụ trọng yếu, cơ bản của tổ chức công đoàn đối với đoàn viên và người lao động mà

không tổ chức nào có thể thay thế được.

Đối với CĐCS khu vực hành chính, sự nghiệp, nội dung hoạt động và phương pháp chấm điểm, đánh giá, xếp loại CĐCS đã tập trung nhiều vào việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thông qua việc tổ chức hội nghị cán bộ công chức; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cử đại diện ban chấp hành công đoàn tham gia có hiệu quả vào các Hội đồng được thành lập tại cơ quan, đơn vị...; chú trọng công tác xây dựng và thực hiện các quy chế nội bộ của CĐCS; tập huấn, bồi dưỡng cán bộ CĐCS và tham gia quản lý cơ quan, đơn vị.

Đối với CĐCS khu vực doanh nghiệp, hoạt động công đoàn đã tập trung vào việc giám sát thực hiện hợp đồng lao động; thương lượng ký thỏa ước lao động tập thể cả những nội dung có lợi cho người lao động; xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị người lao động; công tác phát triển đoàn viên; công tác tập huấn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn và thực hiện nghiêm túc việc thu, chi, quản lý tài chính CĐCS theo quy định.

Hàng năm, Công đoàn các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổng liên đoàn đều nghiêm túc triển khai việc chỉ đạo CĐCS trực thuộc tổ chức chấm điểm, đánh giá, xếp loại công đoàn bộ phận, tổ công đoàn và CĐCS theo đúng các quy định, hướng dẫn của công đoàn việt nam; tổ chức họp Ban Thường vụ để xem xét, chấm điểm và quyết định xếp loại CĐCS trực thuộc; tổ chức hội nghị tổng kết năm để đánh giá, rút kinh nghiệm; kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng CĐCS vững mạnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng CĐCS vững mạnh còn bộc lộ một số hạn chế và khó khăn, vướng mắc như:

chất lượng tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở một số CĐCS chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo luật định ở nhiều CĐCS còn yếu; thậm chí không hoạt động; tâm tư, thắc mắc của đoàn viên và người lao động chưa được giải quyết kịp thời, dẫn

đến có lúc, có nơi còn bùng phát bức xúc của người lao động, để xảy ra đơn, thư nặc danh, mạo danh, vượt cấp.

việc xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa ban chấp hành CĐCS với thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp ở một số đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc, khoa học; chất lượng, hiệu quả thực hiện còn thấp; đại diện ban chấp hành tham gia các hội đồng theo quy định chủ yếu mang tính hình thức. Việc thu, nộp kinh phí, đoàn phí công đoàn chưa được quan tâm đúng mức, đúng thời hạn theo quy định.

cơ cấu tổ chức ở một số CĐCS còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, chưa được quan tâm kiện toàn, củng cố hoặc phân cấp trách nhiệm cụ thể. Một số CĐCS chưa tổ chức thực hiện tốt các quy chế nội bộ của CĐCS, chưa tổ chức hội nghị ban chấp hành đúng định kỳ hoặc không tổ chức tập huấn hàng năm cho cán bộ CĐCS từ tổ phó công đoàn trở lên theo quy định.

công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tổ chức, hoạt động của CĐCS và sổ ghi chép sinh hoạt định kỳ của ban chấp hành, ban thường vụ, các ban quần chúng khác ở nhiều CĐCS chưa được chú trọng. Công tác quản lý đoàn viên và cấp phát thẻ đoàn viên ở một số CĐCS chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều CĐCS có đông lao động, nhưng không cập nhật kịp thời số lao động và đoàn viên.

chế độ thông tin 2 chiều giữa ban chấp hành CĐCS với công đoàn cấp trên và đoàn viên, người lao động ở nhiều CĐCS có lúc còn chưa kịp thời, chưa thường xuyên, hoặc chỉ coi trọng việc báo cáo với công đoàn cấp trên cho có lệ; đoàn viên và người lao động còn thiếu thông tin về tổ chức và hoạt động của CĐCS.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên như sau:

việc đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chưa thực sự đổi mới, còn nặng về định tính, ít nội dung có định lượng.

trực tiếp, ở nhiều nơi chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc; có nơi chỉ căn cứ vào báo cáo của cơ sở, có sự châm chước, bỏ qua những thiếu sót của CĐCS vì thành tích chung.

nhiều CĐCS ít đoàn viên, không có điều kiện tổ chức tập huấn cho cán bộ từ tổ phó công đoàn trở lên. Vì vậy một bộ phận cán bộ CĐCS, kể cả ban thành tra nhân dân và các ban quần chúng còn thiếu kỹ năng, nghiệp vụ và phương pháp hoạt động công đoàn.

CĐCS được giao quá nhiều nhiệm vụ, trong điều kiện chủ yếu cán bộ công đoàn hoạt động kiệm nhiệm, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động công đoàn; không có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu và giải quyết tâm tư, kiến nghị của người lao động.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

cần tăng cường tổ chức tập huấn, hội thảo về kỹ năng, nghiệp vụ và những chính sách, quy định mới, cho cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; đồng thời định kỳ tổ chức hoạt động chuyên đề giữa các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, để có điều kiện trao đổi thông tin, kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS hoạt động.

nên xây dựng mô hình điểm đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

về hiệu quả đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS hoạt động, để nhân rộng điển hình trong toàn hệ thống công đoàn việt nam

nên có hướng dẫn việc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hỗ trợ các CĐCS trực thuộc không có điều kiện tổ chức riêng lớp tập huấn cho cán bộ từ tổ phó công đoàn trở lên, theo phương thức tập huấn ghép các CĐCS cùng loại hình; trong đó công đoàn cấp trên hỗ trợ một phần chi phí.

tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc hướng, dẫn, chỉ đạo CĐCS hoạt động, như giảm tối đa các thủ tục hành chính, xây dựng các mẫu biểu để CĐCS có thể chỉ điền số liệu báo cáo định kỳ kết quả hoạt động; chỉ đạo CĐCS tùy theo loại hình hoạt động, tùy theo điều kiện cụ thể để chọn nội dung hoạt động phù hợp,

thiết thực với đoàn viên và NLĐ.

tiếp tục quan tâm, chú trọng hơn nữa việc gắn công tác xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh và đánh giá chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở với công tác bình xét, đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm của các cấp công đoàn.

cùng với quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước đòi hỏi đội ngũ CBCĐ phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Đặc biệt là đối với các cơ sở công đoàn thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; Số lượng, chất lượng lao động, ngành nghề lao động luôn có sự biến động; quan hệ lao động có xu hướng phức tạp; nhiều vấn đề liên quan trực tiếp, cụ thể đến quyền, lợi ích, những bức xúc của người lao động. Bên cạnh đó, đa phần cán bộ công đoàn cơ sở đều là kiêm nhiệm nên sự nhiệt tình, trách nhiệm, phương pháp, kỹ năng trong tổ chức hoạt động, trong tham gia, phối hợp, trong thương lượng, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục người lao động còn rất nhiều hạn chế. Nhiều CBCĐ còn lúng túng khi tổ chức hoạt động; chưa tự tin, có bản lĩnh để trao đổi, thương lượng với người sử dụng lao động trong xây dựng thỏa ước lao động tập thể, yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật lao động đối với người lao động; chưa phát huy được vai trò đối với người lao động; chưa tạo được sức hút, sự tin tưởng, tham gia của người lao động vào các hoạt động công đoàn cũng như sự tạo điều kiện và thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với tổ chức Công đoàn…

Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có vai trò quan trọng, đảm bảo thành công của hoạt động công đoàn, thời gian qua, các cấp công đoàn trên toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ. xây dựng kế hoạch về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ với các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và triển khai kế hoạch đến toàn bộ liên đoàn lao động các huyện, thành, thị, các công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu đề ra.

Căn cứ vào kế hoạch của LĐLĐ . các công đoàn cấp dưới đều xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, đảm bảo đào tạo đúng mục đích, đúng đối tượng, nội dung phù hợp với từng đối tượng, đúng yêu cầu cần đào tạo, tránh lãng phí về thời gian và kinh phí. Các lớp huấn, bồi dưỡng đều được LĐLĐ phân công cán bộ theo dõi, chỉ đạo sát sao; coi đây là tiêu chí đánh giá, xếp loại cuối năm đối với công đoàn các cấp. Cùng với đó, công tác tuyên truyền được chú trọng thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp công đoàn về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và khuyến khích CBCĐ phấn đấu tự học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, chuyên môn nghiêp vụ, bản lĩnh chính trị. Đồng thời, các cấp công đoàn luôn chú trọng kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức cấp tỉnh; huyện, ngành. Các giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao khả năng chuyên môn, phương pháp giảng dạy và được đảm bảo điều kiện cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ. Phương pháp giảng dạy thường xuyên được đổi mới, hướng tới những nội dung thiết thực, cấp thiết mà cơ sở đang cần; không chỉ ở trên lớp mà còn thông qua nhiều hình thức như: Toạ đàm, hội thảo, hoạt động liên kết, kết nghĩa, tham quan mô hình thực tế... Nội dung các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho CBCĐ chú trọng vào những điều CBCĐ cần nắm vững như: Tổ chức Công đoàn Việt Nam (sự hình thành, quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ, nguyên tắc hoạt động của tổ chức công đoàn...); hoạt động của công đoàn cơ sở (chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động của CĐCS, nhiệm vụ và phương pháp làm việc của chủ tịch CĐCS, hoạt động của Tổ công đoàn...); công tác thi đua, tuyên giáo, nữ công, kiểm tra công đoàn, giải quyết khiếu nại tố cáo; kiến thức pháp luật liên quan đến người lao động, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong nội dung về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động và đình công.tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, ngành về công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ, đặc biệt là tại các CĐCS trong doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục kiện toàn đội ngũ giảng viên kiêm chức; tranh thủ sự hỗ trợ của LĐLĐ Việt Nam trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ; nghiên cứu đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để đạt hiệu quả tốt hơn…

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp ở Việt nam có xu hướng tăng nhanh và đã có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước. Song trong các doanh nghiệp đó quan hệ lao động luôn là điểm nóng, cần được quan tâm. Pháp luật Việt Nam đã trao quyền cho công đoàn nhằm tạo điều kiện cho công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn mờ nhạt và kém hiệu quả. Nguyên nhân làm cho hoạt động của tổ chức công đoàn sở trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn kém hiệu quả là: Các quy định của Bộ luật lao động, Luật công đoàn còn nhiều bất cập, thiếu động bộ với các văn bản pháp luật khác; đội ngũ cán bộ công đoàn chưa được đào tạo chính quy và tính chuyên nghiệp thấp; Nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ công đoàn. Nâng cao hiệu quả vai trò hoạt động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết đặt ra cho tổ chức công đoàn, vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhiều tổ chức và các nhà khoa học. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần nghiên cứu sớm sửa đổi các quy định của

Một phần của tài liệu Vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w