GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 40)

CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Từ những thực trạng đã phân tích ở chương 2, ta có thể thấy rõ rằng mặc dù các Công đoàn cơ sở đã cố gắng thực hiện rất tốt vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn, yếu kém khiến Công đoàn cơ sở không phát huy hết được vai trò của mình. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về thực trạng cũng như các nguyên nhân gây ra tình trạng bất cập, yếu kém trong việc thực hiện các vai trò của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, tôi xin phép đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm giúp các Công đoàn cơ sở thực hiện tốt và nâng cao vai trò của mình trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hy vọng sẽ đòng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của Công đoàn Việt Nam nói chung và các Công đoàn cơ sở nói riêng, cụ thể như sau:

- Tiếp tục phát huy và thực hiện tốt các vai trò đã làm được, đồng thời bảo vệ, tránh làm suy giảm các vai trò đó trong thực tiễn hoạt động.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động, gửi kiến nghị lên các Công đoàn cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, buộc các đơn vị chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh trách nhiệm đóng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động vào ngân sách Công đoàn cơ sở theo quy định tại điều 26, Luật Công đoàn 2012.

- Đưa ra mức thu linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh từng người lao động, tiến hành vận động, tuyên truyền, thuyết phục, xử lý bằng chế tài phù hợp với các đoàn viên nhằm thu đúng, thu đủ Công đoàn phí phục vụ cho ngân sách Công đoàn.

- Vận động sự ủng hộ, tài trợ, đóng góp từ các cấp ủy lãnh đạo Nhà nước, các Công đoàn cấp trên, các chủ doanh nghiệp, các nguồn lực xã hội nhằm thu hút thêm các nguồn tài chính bổ sung cho ngân sách thường rất eo hẹp của các Công đoàn cơ sở.

- Tổ chức chi tiêu hợp lý, tiết kiệm khi sử dụng ngân sách Công đoàn. Trước khi tổ chức chi phải có kế hoạch cụ thể và xem xét kỹ lưỡng tính phù hợp, tính cấp thiết, chi cho ai, bao giờ, việc gì để đảm bảo việc sử dụng nguồn tài chính được hiệu quả, kịp thời, tránh thất thoát, lãng phí nguồn quỹ, khi tiến hành chi phải thực hiện ghi chép, lưu hóa đơn, lưu sổ rõ ràng nhằm kiểm điểm lượng tiền còn dư, mục đã chi, kế hoạch chi để tính toán, hạch toán chi phí, đảm bảo ổn định, chi đúng chi đủ chi kịp thời.

- Tố cáo, khiếu nại khi cần thiết lên các cơ quan chức năng, Công đoàn cấp trên đối với hành vi sử quỹ của Công đoàn sai mục đích, kiểm soát chi tiêu của chủ sử dụng lao động, đảm bảo nguồn tài chính luôn được chi đúng, đủ, kịp thời, quỹ Công đoàn chỉ để phục vụ mục đích của Công đoàn.

- Các cơ quan quản lý nhà nước, Công đoàn cấp trên phải đặt ra tiêu chuẩn khung, quy định về cơ sở vật chất làm việc tối thiểu của Công đoàn và yêu cầu, có thể hỗ trợ nếu cần thiết, và đưa ra các chế tài pháp lý buộc các chủ sử dụng lao động phải đáp ứng điều đó, tránh tình trạng Công đoàn cơ sở không có đủ nguồn lực, phương tiện, điều kiện vật chất cần thiết để hoạt động, để tổ chức và thực hiện các công tác, phong trào, chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình.

- Ban chấp hành của các Công đoàn cơ sở và người sử dụng lao động phải cùng nhau thương lượng, ký quy chế cùng phối hợp làm việc chung để có thể thực hiện tốt nhất các quy định của pháp luật Lao động và pháp Luật về Công đoàn.

- Các cấp uỷ Đảng phải liên tục tăng cường sự lãnh đạo, công tác tham mưu, phối hợp cùng với sự tham gia, vào cuộc của các cấp chính quyền và các ngành chức năng, tạo điều kiện cho Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động có hiệu quả.

- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, nâng cao chất lượng, kỹ năng, trình độ, chuyên môn công tác, nâng cao năng lực và khả năng giải quyết các vấn đề liên quan pháp lý, pháp luật Lao động, Pháp luật về Công đoàn cho các cán bộ Công đoàn, tòi các phương pháp mới, hấp dẫn để phổ

biên Pháp luật cho cán bộ Công đoàn cơ sở và đoàn viên, tạo tâm lý gần gũi và tăng sự gắn kết, tin tường hơn của đoàn viên với Công đoàn.

- Tuyển những người có khả năng, năng lực trong lĩnh vực pháp lý, có nhiều hiểu biết sâu rộng, nắm vững, có kinh nghiệm và trình độ cao về pháp luật tham gia công tác cán bộ của Công nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò của tổ chức.

- Bố trí, lựa chọn số lượng cán bộ Công đoàn hợp lý để có thể hoạt động hiệu quả. Nếu số cán bộ ít cần tìm, thu hút thêm đoàn viên, người lao động tham gia, nếu quá nhiều có thể tìm cách thuyết phục nhằm cắt giảm hoặc cho các bộ đó luân phiên thực hiện cá phong tác phong trào.

- Trong quá trình hoạt động của mình, các tổ chức Công đoàn cơ sở cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp, thanh tra, kiểm tra cùng với các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động của các chủ doanh nghiệp, đơn vị, kiến nghị kịp thời, đúng đắn lên các cấp quản lý để xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các chế độ về tiền lương, tiền công, bảo hiểm, an toàn bảo hộ lao động, điều kiện làm việc, vệ sinh lao động.

- Kiên quyết loại bỏ những cá nhân có mục đích tiêu cực, vụ lợi, cá nhân, ích kỷ, hẹp hỏi, chuyên quyền, không hoạt động tích cực, coi thường tổ chức ra khỏi Ban chấp hành Công đoàn nhằm làm trong sạch bộ máy, tăng cường khả năng thực hiện vai trò của tổ chức Công đoàn.

- Đào tạo và phát triển các cán bộ Công đoàn chuyên trách, không chịu sự quản lý của các lãnh đạo doanh nghiệp, hưởng lương từ ngân sách, ngân sách công đoàn đưa về quản lý ở các Công đoàn cơ sở để giải quyết tình trạng cán bộ Công đoàn thường xuyên bị thay đổi và không dám đấu tranh ho quyền lợi người lao động.

- Các Công đoàn cơ sở nên thực hiện việc luân phiên công tác, thực hiện các công việc Công đoàn giữa các cán bộ Công đoàn để đảm bảo sự hoạt động liên tục, hiệu quả của tổ chức và việc thực hiện có hiệu quả công tác nắm cơ sở, thwucj hiện tốt các vai trò của Công đoàn.

- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện, có những chế tài mạnh tay hơn nữa trong pháp luật về Công đoàn và pháp luật Lao động, tránh tình trạng lách luật, coi thường luật của các đơn vị sử dụng lao động, gây khó khăn cho hoạt động, cho việc thực hiện vai trò của Công đoàn.

- Các tổ chức Công đoàn cấp trên cũng cần phải thường xuyên quan tâm hơn tới các tổ chức Công đoàn cơ sở, giúp đỡ các tổ chức này tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, bất cập còn tồn tại, đôn đốc, động viên các Công đoàn cơ sở thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, vai trò của mình, giúp đỡ các Công đoàn cơ sở tuyên truyền tới đoàn viên, đào tạo tập huấn cán bộ, trang bị tài liệu, cùng với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở gặp người sử dụng lao động tháo gỡ khó khăn kịp thời khi mâu thuẫn, tranh chấp lao động xảy ra.

- Các Công đoàn cơ sở cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao, hiểu biết, nhận thức cho người lao động và chủ sử dụng lao động về những quy định của pháp luật Lao động và pháp luật về Công đoàn, về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, sự cần thiết phải có tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp để thu hút sự ủng hộ của họ dành cho Công đoàn, tích cực chăm lo bảo vệ hơn nữa lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, người lao động, tổ chức các phong trào hoạt động trong doanh nghiệp, đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động, góp phần vào sự phát triển bền vững doanh nghiệp và của tổ chức Công đoàn cơ sở.

- Ban chấp hành các Công đoàn cơ sở cần phải quan tâm hơn tới công tác tổ chức, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ, bổ sung ủy viên khi khuyết thiếu, có quy chế cụ thể, có quyết định, quy định rõ ràng trong việc phân công công tác, quyền hạn, trách nhiệm, tăng cường tiến hành công tác đào tạo, tập huấn, cung cấp tài liệu, sinh hoạt định kỳ, kiểm điểm rút kinh nghiệm công tác thường xuyên.

* Tiểu kết: Với những ý kiến, đóng góp, giải pháp vừa đưa ra, tôi hy

vọng sẽ giúp ích được cho các tổ chức Công đoàn cơ sở giải quyết được một phần nào đó những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, yếu kém đang gặp phải trong việc thực hiện các vai trò của mình, góp phần vào việc nâng cao vai trò của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Nói tóm lại, qua những cơ sở lý thuyết và cơ sở pháp lý trên ta thấy Công đoàn, với nền tảng cấu thành cơ bản nhất là các Công đoàn cơ sở, là một trong những tổ chức chính trị - xã hội có độ lan tỏa rộng lớn và đặc biệt quan trọng của giai cấp công nhân cũng như toàn thể người lao động trong các tổ chức, xí nghiệp, doanh nghiệp, có vai trò và ý nghĩa hàng đầu không chỉ trong việc đấu tranh, đòi hỏi và bảo vệ những quyền, lợi ích chính đáng của người lao động trong lĩnh vực quan hệ lao động mà còn giữ vai trò rất lớn trong các lĩnh vực như chính trị, văn hóa - tư tưởng, kinh tế - xã hội tại các tổ chức, doanh nghiệp cũng như trong toàn thể nền kinh tế, xã hội, đất nước. Chính vì vậy việc nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các tổ chức Công đoàn, đặc biệt là Công đoàn cấp cơ sở có ý nghĩa rất quan trọng và cấp bách, cần được các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo quan tâm giải quyết, nhất là trong thời đại kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa như hiện nay.

Qua những thực trạng về vai trò của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tôi nhận thấy rằng mặc dù các Công đoàn cơ sở đã rất cố gắng, nỗ lực hết mình để thể hiện tốt các vai trò của mình trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên, bởi sự tác động của nhiều nguyên nhân, yếu tố bất lợi khác nhau, việc thực hiện vai trò của các tổ chức Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém, đòi hỏi Công đoàn cơ sở cùng các cấp lãnh đạo Công đoàn, các cơ quan quản lý phải có những biện pháp kịp thời để giải quyết vấn đề này, góp phần đảm bảo việc thực hiện tốt và nâng cao, phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn cơ sở trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì vậy, trên cơ sở những hiểu biết cá nhân và những yêu cầu của thực tiễn khách quan đề ra, tôi đã đưa ra một số ý kiến, biện pháp nhằm giúp cho các tổ chức Công đoàn cơ sở giải quyết được một phần nào đó những khó khăn, vướng mắc và hạn chế, yếu kém đang gặp phải trong việc thực hiện các vai trò của mình, góp phần vào việc nâng cao, phát huy hơn nữa vai trò của Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong giai đoạn

mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay, xứng đáng với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của giai cấp Công nhân và nhân dân lao động, vố sản tiến bộ toàn thế giới.

Một phần của tài liệu vai trò của tổ chức công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp ở việt nam hiện nay (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w