.Các giải pháp xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Xây dựng Đảng bộ xã Hải Chính huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong sạch, vững mạnh giai đoạn 20152020 (Trang 27 - 31)

- Nguồn kinh phí hoạt động của Đảng bộ và các chi bộ cấp cơ sở hạn chế;

2.4.Các giải pháp xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

Để xây dựng Đảng bộ xã Hải Chính đạt Đảng bộ trong sạch vững mạnh giai đoạn 2015-2020. Đảng ủy xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

2.4.1. Về nhận thức

Mọi công việc thành công đều khởi nguồn từ nhận thức: có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng, hành động đúng mới đem lại thành công và phát triển. Vì vậy Đảng ủy cần phải:

- Nghiên cứu, nắm vững Điều lệ Đảng và các văn bản của Đảng về xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đây là công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng vì chỉ có thể hiểu đúng thì mới có thể tổ chức thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các văn bản của Đảng về xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Do đó cấp chi ủy, đảng bộ mà trước hết là bí thư chi bộ, bí thư đảng ủy phải có trách nhiệm dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu, hiểu đúng Điều lệ Đảng và các văn bản của Đảng về xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

- Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời Điều lệ Đảng, chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương và của cấp trên về đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên cho tất cả cán bộ, đảng viên của Đảng bộ tiếp thu và thực hiện.

Qua đó, giúp cấp ủy chi bộ, đảng bộ và đảng viên trong đảng bộ nhận thức rõ Điều lệ Đảng là văn bản pháp quy, là “bộ luật” của Đảng nên mọi đảng viên dù ở cương vị nào cũng phải nghiêm chỉnh chi hành, không có ngoại lệ. Đồng

thời, giúp cho mọi đảng viên hiểu đầy đủ tầm quan trọng, ý nghĩa, mục địch của việc thực hiện Điều lệ Đảng, các văn bản của Đảng, nhằm làm cho cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng được thực hiện trong cuộc sống, làm cho Đảng bộ thống nhất về tư tưởng và tổ chức, ý chí và hành động, nhân lên gấp bội sức mạnh của tổ chức Đảng và đảng viên.

- Giáo dục làm cho đảng viên, công chức có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng, tác dụng to lớn của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là mạng lại hạnh phúc cho bản thân mình, gia đình mình và cho sự hưng thịnh - trường tồn của đất nước, của Đảng.

- Phải có quyết tâm cao và chủ động tổ chức thực hiện cho bằng được những nội dung chủ yếu của Điều lệ Đảng và các văn bản của Đảng có liên quan trực tiếp đến đảng viên và Đảng bộ.

2.4.2. Tổ chức thực hiện

- Thực hiện đúng chức năng, nhiệm của Đảng bộ và nội dung xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh là:

Lãnh đạo cán bộ, đảng viên trong đảng bộ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia lãnh đạo xây dựng và tổ chức thực hiện đúng, có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; phát huy dân chủ, động viên tinh thần chủ động, sáng tạo của cán bộ, công chức xã, xóm. Làm tốt công tác tham mưu, quản lý theo phân cấp, quan tâm chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức; xây dựng Đảng bộ, chính quyền vững mạnh.

Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, an ninh quốc phòng công tác chính trị tư tưởng; công tác tổ chức cán bộ, các đoàn thể trong xã; xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

- Tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng: Đảng bộ chỉ thật sự trong sạch, vững mạnh khi nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất trong Đảng… được cán bộ, đảng viên thực hiện một cách tự giác và nhất là bí thư các chi bộ, bí thư đảng ủy gương mẫu thực hiện.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của Đảng uỷ và các quy định của Đảng về họp thường lệ chi bộ, đảng bộ; họp thường lệ chi ủy, đảng ủy; sinh hoạt chuyên đề.

- Xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh: các chi bộ có trong sạch, vững mạnh thì Đảng bộ mới trong sạch, vững mạnh.

Vì vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trực tiếp nâng cao chất lượng của Đảng bộ, không ngừng củng cố đội ngũ đảng viên. Sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhân tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, giúp đảng viên nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng và thực hiện chức năng lãnh đạo, giáo dục của chi bộ. Để nâng cao chất lượng nội dung và hiệu quả của sinh hoạt chi bộ, cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, xây dựng chi uỷ đủ mạnh, có năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đúng nghị quyết của Đảng, trong đó bí thư chi bộ giữ vai trò nòng cốt;

Hai là, lấy đảng viên làm trung tâm của chi bộ. Mọi nghị quyết của chi bộ được xây dựng đều bắt đầu từ nhiệm vụ của mỗi đảng viên. Mỗi đảng viên phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình là góp phần xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh. Chính vì vậy, đảng viên trở thành trung tâm của mọi hoạt động tại chi bộ và quyết định đến công tác lãnh đạo của chi bộ;

Ba là, chi ủy, đảng viên trong chi bộ phải nắm vững Điều lệ Đảng, các quy định của Trung ương, các văn bản hướng dẫn của cấp ủy cấp trên về chức năng, nhiệm vụ của chi bộ;

Bốn là, thực hiện tốt việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên, trên cơ sở khả năng, sức khỏe, điều kiện và năng lực hoàn thành;

Năm là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện tự phê bình và phê bình nghiêm túc, có chất lượng. Mọi vấn đề được công khai, minh bạch, dân chủ bàn bạc với tinh thần thống nhất cao. Nếu không thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên sẽ dẫn đến tích tụ mâu thuẫn, sai lầm, khuyết điểm. Duy trì chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Nội dung sinh hoạt phải sát thực, bảo đảm tính định hướng, tính chiến đấu, tính giáo dục. Các nội dung sinh hoạt chi bộ phải được gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”;

Sáu là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý đảng viên. Thực hiện quản lý đảng viên trên các mặt nhận thức, chính trị - tư tưởng, các mối quan hệ của đảng viên. Đây là cơ sở để các chi bộ đánh giá được phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra: Đảng ta từng khẳng định: Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng và là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng.

Lênin đã chỉ rõ: “Khi đường lối, chính sách đã được xác định phương hướng, được thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu và sự lãnh đạo phải chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh sang việc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là so nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra, nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách có đúng mấy cũng vô ích”.

Thông qua kiểm tra: phát hiện những ưu điểm để phát huy, nhược điểm, yếu kém để khắc phục, đồng thời kiểm tra để hoàn thiện quy trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật Đảng, đảm bảo cho các nguyên tắc, quyết định đã đề ra được thực hiện một cách nghiêm túc và đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Xây dựng Đảng bộ xã Hải Chính huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định trong sạch, vững mạnh giai đoạn 20152020 (Trang 27 - 31)