2.4.1. Tuyên truyền, quán triệt nội dung Đề án đến toàn thể cán bộ,
công chức, nhân viên trong toàn Sở, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo Sở, cán bộ lãnh đạo các phòng, để có sự nhận thức đúng về ý nghĩa, lợi ích của việc thực hiện Đề án, tạo sự đồng thuận và quyết tâm trong triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt trong Sở: Quán triệt nội dung Đề án, thống nhất xây dựng quyết tâm thực hiện Đề án trong đội ngũ cán bộ.
- Tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, nhân viên toàn Sở phổ biến Đề án và kế hoạch triển khai Đề án.
- Các phòng liên quan tới công tác thẩm định họp xây dựng quyết tâm và biện pháp thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Đề án.
2.4.2. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án do Giám đốc
Sở đứng đầu; thành phần gồm có Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra; các trưởng phòng chức năng và Chủ tịch Công đoàn; có một số cán bộ giúp việc.
Ban chỉ đạo giao ban hàng tháng, nắm chắc tình hình triển khai Đề án, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; tổ chức sơ kết theo định kỳ (6 tháng và hàng năm).
2.4.3. Phát huy vai trò chủ động tích cực của các phòng, của mỗi cán
bộ, công chức, nhân viên; động viên, khuyến khích và có chế độ khen thưởng thích đáng đối với những tập thể và cá nhân phát huy sáng kiến, có thành tích đóng góp thực hiện tốt nội dung và tiến độ của Đề án.
Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện Đề án của các đơn vị, kết hợp kiểm tra của Ban chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn và chấn chỉnh những đơn vị, cá nhân không thực hiện tốt nhiệm vụ, tiến độ của Đề án.
2.4.4. Phát huy vai trò của cấp ủy, của Công đoàn, Đoàn Thanh niên và đặc biệt là ý thức trách nhiệm tính tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên. Trong sinh hoạt Đảng (chi bộ) nêu cao tính giáo dục, tính chiến
đấu, thực hiện tự phê bình và phê bình kiểm điểm nghiêm túc việc thực hiện Đề án. Công đoàn tổ chức hoạt động thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công và tiến độ của Đề án.
2.4.5. Tranh thủ sự chỉ đạo của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh; quan
hệ mật thiết với Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh, nhất là các cơ quan liên quan trực tiếp đến những nội dung của Đề án (Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư; UBND các huyện, Thành phố Nam Định...).
Hàng năm, Sở có báo cáo bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh) tình hình thực hiện Đề án, đề xuất những kiến nghị giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện Đề án.
2.4.6. Bảo đảm các nguồn lực thực hiện Đề án; bố trí nhân lực, cơ sở
vật chất, hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin để triển khai, thực hiện hiệu quả Đề án.