Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 57 Để tính toán dung lượng bù cho từng phát tuyến, ta phải dựa vào phát tuyến đó để xét xem có bao nhiêu nhánh lớn cần bù. Nếu phát tuyến không có nhánh rẽ lớn thì việc tính toán bù chỉ xét trên phát tuyến đó mà thôi. Còn nếu phát tuyến đó có nhiều nhánh lớn thì phải tiến hành bù trên các nhánh rẽ, coi các nhánh rẽđó là một phát tuyến mới.
3.1.5.1 Phương pháp tính xác định vị trí bù tối ưu của phần mềm PSS/ADEPT
Để xác định vị trí đặt tụ bù tối ưu trong phần mềm PSS/ADEPT, ta sử dụng bài toán CAPO (Optimal Capacitor Placement) để tìm ra những điểm tối ưu để đặt tụ bù cố định và ứng động sao cho tổn thất công suất trên lưới là nhỏ nhất.
CAPO đặt tụ bù trên lưới điện sao cho kinh tế nhất (nghĩa là sao cho số tiền tiết kiệm được từ việc đặt tụ bù lớn hơn số tiền phải bỏ ra để lắp đặt tụ bù).
CAPO chọn nút cho tụ bù thứ n để số tiền tiết kiệm được là lớn nhất.
3.1.5.2 Cách PSS/ADEPT tính toán các vấn đề kinh tế trong CAPO[x]
Với một tụ bù cố định ở một đồ thị phụ tải đơn. Giả sử: CAPO đang tính toán lắp đặt tụ bù thứ n, độ lớn sF, tất cả các nút hợp lệ trong lưới điện được xem xét để tìm vị trí tối ưu đặt tụ bù, công suất thực tiết kiệm được là xP (kW), công suất phản kháng tiết kiệm được là xQ (kVAr). Năng lượng tiết kiệm được và quá trình bảo trì diễn ra trong một khoảng thời gian tương đương là:
k N k r i Ne ∑ = + + = 1 1 1 (3.1) Trong đó: N – là thời gian tính toán;
i – là tỉ lệ lạm phát; r – là tỉ số trượt giá.
- Giá trị của năng lượng tiết kiệm được là:
SavingsF = 8760.Ne.(xP.cP + xQ.cQ) (3.2) Trong đó: cP – là giá điện năng tiêu thụ;
cQ – là giá điện năng phản kháng tiêu thụ. - Giá trị của chi phí mua tụ bù là:
CostF = sF(cF + Ne.mF) (3.3) Trong đó: cF – là giá lắp đặt tụ bù;
mF – là tỉ giá bảo trì tụ bù.
Nếu tiền tiết kiệm được lớn hơn chi phí, CAPO sẽ xem xét đến tụ bù thứ (n+1). Nếu tiền tiết kiệm được nhỏ hơn thì CAPO bỏ qua tụ bù thứ n và ngừng tính toán.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 58
Nếu không kinh tế thì sẽ không đặt tụ bù nào.
3.1.5.3 Thiết lập các thông số kinh tế lưới điện cho CAPO
Để thiết lập các thông số kinh tế cho CAPO, chọn: Network/Economics. Bảng các thông số kinh tế sẽ hiện ra như hình 3.10:
Hình 3.10. Thẻ nhập các thông số kinh tế cho CAPO
Trong đó:
- Giá điện năng tiêu thụ (Price of electric energy, cP - kWh ): Có thể sử dụng bất cứ một loại đơn vị tiền tệ nào.
- Giá điện năng phản kháng tiêu thụ (Price of electric reactive energy, cQ – kVArh): Giá trị này (cũng như các giá trị khác) sẽ được đặt là 0 nếu không có giá trị trên thực tế.
- Giá công suất thực lắp đặt (Price of electric demand, dP - kW): là giá của công suất phát phải trảđể thay thế tổn hao hệ thống. Hiện tại CAPO không sử dụng giá trị này.
- Giá công suất phản kháng lắp đặt (Price of electric reactive demand, dQ - kVA): Giống với giá công suất thực lắp đặt. Hiện tại CAPO không sử dụng giá trị này.
- Tỉ số trượt giá (Discount rate, r) : Được sử dụng để quy đổi số tiền tiết kiệm được và chi phí từ tương lai về thời điểm hiện tại. Nếu nguồn tài chính được vay từ ngân hàng thì tỉ số trượt giá sẽ bằng hoặc gần bằng lãi suất cho vay của ngân hàng. Khi đã sử dụng tỉ số trượt giá thì CAPO không tính đến thuế và các yếu tố khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 59
- Tỉ số lạm phát (Inflation rate, i): Là sự tăng giá điện năng và tiền bảo trì tụ bù hàng năm. Tỉ số này tính bằng đơn vị tương đối (pu) chứ không phải phần trăm (%). Thông thường: i = 0,02 – 0,08/năm.
- Thời gian tính toán (Evaluation period, N): Là thời gian hoàn vốn. - Giá lắp đặt tụ bù cốđịnh (Installation cost for fixed capacitor banks, cF). - Giá lắp đặt tụ bù ứng động (Installation cost for switched capacitor banks, cF). - Tỉ giá bảo trì tụ bù cố định (Maintenance rate for fixed capacitor banks, mF): Là tiền để duy trì hoạt động của tụ bù hàng năm. Tiền bảo trì tăng theo tỉ số lạm phát.
- Tỉ giá bảo trì tụ bù ứng động (Maintenance rate for switched capacitor banks, mF): Giống với tụ bù cốđịnh. Vì tiền bảo trì này cao hơn nên nó được để riêng.
3.1.5.4 Các bước thực hiện bài toán CAPO bù công suất phản kháng
Sau khi vẽ sơđồ lưới điện và nhập các thông số kinh tế, ta thực hiện các bước sau để thiết lập các tùy chọn cho sơđồ:
Bước 1: Từ màn hình giao diện trên phần mềm: Chọn Analysis/Option.
Bước 2: Chọn thẻ CAPO, hiện ra một hộp hội thoại sau:
Hình 3.11. Thẻ chọn các nút bù, thời điểm bù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kỹ thuật Page 60
- Loại đấu nối (Conection type): Chọn tụ có đấu nối phù hợp (sao hay tam giác). Loại đấu nối có thể chọn cho cả hai loại tụ cốđinh và ứng động trên tất cả các nút trên lưới điện.
- Loại đồ thị phụ tải (Load snapshots to consider): Cơ bản (Base) hay đỉnh (peak) hoặc đồ thị phụ tải thực tế của lưới điện.
- Số dải tụ cho phép (Number of banks available): Đây là số tụ cố định và ứng động mà chúng ta có thểđặt lên lưới điện.
- Dung lượng tụ ba pha ( ba phase bank size): là tổng độ lớn dải tụ ba pha). - Các nút hợp lệ (Eligible Node):Chọn các nút hợp lệ tại đó có thểđặt tụ bằng cách đánh dấu vào ô tên nút đó. Ban đầu tất cả các nút đều hợp lệ và được đánh dấu sẵn.
Việc thực hiện bù công suất phản kháng sẽđạt kết quả tốt nhất khi thực hiện bù cả hạ áp và trung áp. Việc thực hiện bù trong lưới hạ áp phải thực hiện theo điều kiện cụ thể của mỗi trạm để phù hợp với công suất, thời điểm công suất (max/min) và điều kiện vận hành... Do đó, khi thực hiện bù bằng phần mềm PSS/ADEPT, ta loại bỏ các nút hạ áp khỏi chương trình để việc tính toán được nhanh và hiệu quả.
Bước 4: Thực hiện lệnh Analysis/CAPO
Kết quả tính toán sẽđược thể hiện dưới cửa sổ Progress View:
Hình 3.12. Hiển thị kết quả bù
Để xuất hoặc in kết quả báo cáo, chọn Report/Capacitor Placement Optimization.