ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo hướng phân hóa đối tượng học sinh ở lớp 5 (Trang 25 - 27)

- Sáng kiến trên có thể áp dụng khi giảng dạy các bài về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong học kì I lớp 5, ngoài ra còn có thể áp dụng để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, giúp các em sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa linh hoạt hơn trong cuộc sống.

- Với phạm vi đề tài này, để thực hiện tốt cần đảm bảo những yêu cầu sau:

Phải đảm bảo đủ điều kiện giảng dạy và học tập như bàn ghế, bảng, ... tài liệu giảng dạy, học tập ...

6.2. Đồ dùng học tập của học sinh

Học sinh phải có đủ sách giáo khoa. Đặc biệt đối với học sinh lớp 4, 5 cần có cuốn sách Từ điển Tiếng Việt, Từ điển Chính tả Tiếng Việt, ...Những cuốn sách này sẽ hỗ trợ các em tìm hiểu và nắm nghĩa của từ, cách dùng từ, ...

6.3. Về ý thức học tập

Học sinh phải say mê, chịu khó tìm tòi, sáng tạo. Có ý thức học tập; biết học hợp tác theo nhóm, tổ.

6.4. Môi trường học tập

Cần tổ chức nhiều đợt thi đua, hội học, rung chuông vàng ... gắn với các ngày sinh hoạt chủ điểm trong năm học để thúc đẩy phong trào học tập.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. KẾT QUẢ 1. KẾT QUẢ

- Khi áp dụng sáng kiến nêu trên vào giảng dạy, tôi thấy:

+ Giáo viên đã tự tin hơn khi truyền thụ kiến thức phần này, tác phong sư phạm chững chạc hơn.

+ Tất cả các em học sinh đều được học và được tham gia khám phá tri thức, các em hào hứng hơn, hăng hái giơ tay phát biểu.

+ Vốn từ vựng của các em học sinh được mở rộng.

+ Các em nắm chắc và hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về khái niệm từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.

+ Kĩ năng viết văn của các em được nâng lên, khả năng diễn đạt câu văn tiến bộ hơn trước.

- Tuy nhiên việc rèn luyện cách nhận diện và sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa nói riêng và rèn luyện Tiếng Việt cho học sinh nói chung là cả một quá trình cần nhiều thời gian và cần sự kiên trì, miệt mài.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa theo hướng phân hóa đối tượng học sinh ở lớp 5 (Trang 25 - 27)