HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ trồng và vị trí trái trên cây lên hiện tượng khô đầu múi trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 60)

C ần Thơ, ngày 2 tháng 8 năm

3.11 HIỆN TƯỢNG KHÔ ĐẦU MÚI TRÊN TRÁI QUÝT HỒNG

3.11.1 Tỷ lệ trái quýt Hồng bị khô đầu múi

Qua kết quả phân tích thống kê (Hình 3.14) cho thấy tỷ lệ trái KĐM ở các mật độ trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%. Tỷ lệ trái KĐM cao nhất ở mật độ M4 là 30%, kế đến là mật độ M2 và M3 khác biệt không ý nghĩa lần lượt là 25,34% và 24,06%, thấp nhất ở mật độ M1 19,62%. Tỷ lệ trái bị KĐM ở hai vị trí trái khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 1%. Vị trí trái xung quanh bìa táncó tỷ lệ trái KĐM là 26,65% cao hơn vị trí trong tán 22,87%. Phù hợp so với kết quả của Lê Thanh Liêm (2012) ở mật độ M4 tỷ lệ trái quýt Hồng bị KĐM cao nhất (29,6%) so với các mật độ còn lại.

Theo Trần Văn Hâu và ctv., (2011) hiện tượng KĐM của quýt Hồng xuất hiện khoảng 195 ngày sau khi đậu trái và có xu hướng tăng dần cho đến khi thu hoạch. Ladaniya (2008) cho biết, trái bị KĐM có khuynh hướng phát triển khi trái chín, khi thu hoạch trễ. Trái quýt có hiện tượng khô đầu múi thường là trái có kích

thước lớn, phía trên cuống nhô lên, tạo thành những nếp nhăn, trái quýt hơi nhẹ do hàm lượng nước trong múi quýt giảm (Trần Văn Hâu và ctv., 2011).

Qua phân tích tương quan giữa mật độ trồng và tỷ lệ KĐM có mối tương quan nhịch với hệ số tương quan r = - 0,71**. Với mật độ trồng càng cao thì tỷ lệ KĐM càng giảm, vị trí ngoài tán ngoài tán tỷ lệ trái KĐM nhiều hơn trong tán. Do trồng ở mật độ thưa, vị trí trái ở ngoài tán trái nhận được cường độ ánh sáng cao nên trái KĐM nhiều. Theo Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong (2011) cho biết, cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến phẩm chất của trái, cường độ ánh sáng quá cao làm trái mất nhiều nước. Tóm lại mật độ trồng, vị trí trái đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ trái quýt Hồng bị KĐM. 19,62 c 24,06 b 25,34 b 22,87 b 26,65 a 30,00 a 0 10 20 30 40 M1 M2 M3 M4 V1 V2 Các mật độ và vị trí trái T l t i q u ý t H n g b K Đ M ( % )

Hình 3.14 Tỷ lệ (%) trái quýt Hồng bị KĐM ở các mật độ trồng và vị trí trái khác nhau tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp

Ghi chú: M1: 2.500 cây/ha đến 4.444 cây/ha, M2: 1.600 cây/ha đến 2.500 cây/ha, M3: 1.111 cây/ha đến 1.600 cây/ha, M4: 816 cây/ha đến 1.111 cây/ha, V1: trái trong tán, V2: trái ngoài tán

3.11.2 Ghi nhận trái quýt Hồng bị chai

Điều kiện vườn quýt Hồng thí nghiệm 6 - 8 năm tuổi ở độ tuổi cây không còn tơ nên tỷ lệ trái bị chai thấp, chủ vườn ý thức được những trái chai thường xuất hiện phía dưới tán nên cắt tỉa bỏ bớt những cành ở thấp dưới tán cũng làm hạn chếđược phần nào trái bị chai, thêm vào đó chủ vườn thường xuyên chăm sóc vườn nên khi bắt đầu nhận biết được trái quýt Hồng bị chai (ở giai đoạn da lươn) là tiến hành ngắt bỏ. Thường việc này không có thời gian cố định và sẽ kéo dài đến khi nào trong vườn không phát hiện được hoặc khó phát hiện được trái bị chai. Thực tế khảo sát vườn quýt thí nghiệm có xuất hiện trái bị chai nhưng tỷ lệ rất thấp rất khó phát hiện. Vì thế mà số mẫu trái bị chai cũng như tỷ lệ trái bị chai không thể thống kê.

Theo Trần Văn Hâu và ctv. (2009) cho biết Thông thường những trái bị chai thường xuất hiện ở những cây còn tơ sức sinh trưởng mạnh do bón nhiều phân đạm

giai đoạn trái sắp chuyển qua giai đoạn trưởng thành, cây ra đọt non, ở vị trí dưới tán cây, hơi râm mát, cây ra hoa ít, năng suất thấp. Tuy nhiên trái bị chai nhận biết được sớm, ở giai đoạn “da lươn” vỏ trái vẫn có màu xanh không bóng và lán, hơi cứng, túi dầu hơi thô, tất cả các múi bị khô. Trái quýt bị chai có thể nhận biết bằng cách bóp nhẹ vào vỏ trái thấy hơi cứng hơn so với trái bình thường.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN

- Quá trình khảo sát ảnh hưởng của mật độ trồng và vị trí trái trên cây quýt Hồng rút ra được kết luận sau đây:

- Trái ngoài tán nhận được cường độ ánh sáng cao hơn trái trong tán.

- Mật độ trồng dày thì chiều cao cây cao hơn nhưng đường kính tán nhỏ hơn mật độ trồng thưa.

- Hàm lượng Chlorophyll a, Chlorophyll b, Carotenoid có ảnh hưởng bởi mật độ trồng ở giai đoạn 210 NSĐT và 240 NSĐT. Mật độ chỉ ảnh hưởng đến hàm lượng Chlorophyll a, Chlorophyll b, Carotenoid ở giai đoạn 210 NSĐT. Hàm lượng Chlorophyll a, Chlorophyll b, Carotenoid đường tổng số trong lá có xu hương giảm khi trái phát triển.

- Mật độ trồng không ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất N (%), P (%), K (%) tổng số trong lá. Tuy nhiên K (%) có xu hướng giảm ở giai đoạn thu hoạch trái trong khi N (%) và P (%) tăng.

- Mật độ trồng có mối tương quan nghịch với năng suất trên cây nhưng lại tương quan thuận với năng suất trên hecta. Năng suất trên cây ở mật độ trồng dày thấp nhưng do trồng được nhiều cây nên năng suất sẽ cao.

- Mật độ trồng không ảnh hưởng đến các thành phần năng suất như: khối lượng trái, đường kính trái, chiều cao trái, khối lượng vỏ. Nhưng có ảnh hưởng đến độ dày vỏ trái quýt Hồng KĐM và BT. Mật độ trồng thưa (M4) vỏ trái dày.

- Mật độ trồng có tương quan nghịch với tỷ lệ trái bị KĐM (r = - 0,71**). Mật độ trồng càng cao tỷ lệ trái bị KĐM thấp. Tỷ lệ trái bị KĐM cũng bịảnh hưởng bởi vị trí trái. Trái ở ngoài tán bị KĐM nhiều hơn trái trong tán.

4.2 ĐỀ NGHỊ

- Nên trồng quýt Hồng với mật độ 2.500 - 4.444 cây/ha nhằm hạn chế tỷ lệ trái bị KĐM đồng thời đạt năng suất cao.

- Nên khảo sát thêm nhiều mật độ khác để có thể tìm ra được mật độ trồng có tỷ lệ trái chai và KĐM thấp nhất.

- Khảo sát chế độ bón phân, chế độ nước tưới, hàm lượng và thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến hiện tượng trái quýt Hồng bị chai và KĐM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chapman, H.D. 1960. Leaf and soil analysis in citrus orchards. Argicultural Experimental Station Extension Serv. Univ. California, USA., p. 25 - 53. Dubois, M., K.A. Gilles, J.K. Hamilton, P.A. Rebers and F. Smith. 1956.

Colorimetric method for determination of sugars and related substances. Anal. Chem, 28, p. 350-356.

Giovanni D., and A. D. Giacomo, 2002. Citrus: the genus citrus. Taylor & Francis Inc., p. 589 - 593.

Đỗ Ngọc An, Huỳnh Lý, Ngô Bích Nga, Nguyễn Văn Trung (dịch). 1973. Cây ăn quả

nhiệt đới – Cam, quýt, chanh, bưởi. Nxb Khoa Học và Kỹ Thuật Hà Nội, 490

tr.

Đỗ Thanh Ren, 2003. Giáo trình quan hệ đất đai và cây trồng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, tr. 56 - 57.

Đường Hồng Dật, 2003. Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng. Nxb Lao Động Xã Hội, 96 tr.

Đường Hồng Dật, 2000. Nghề làm vườn cây ăn quả 3 miền. Nxb Văn Hóa Dân Tộc, tr. 65 – 90.

Erickson, L.C. 1968. The general Physiology of citrus. In R.W. Odgson and H.B. Frosh, eds., Citrus, Vol. II, Anatomy, physiology, genetics and reproduction. Odgson, R.W. and Frosh, H.B., p. 72 - 113.

Gao B., Y. Chen, M.W. Zhang, Y. Xu and S. Pan. 2011. Chemical composition, Antioxidant and antimicrobial activity of Pericarpium Citri Reticulatae essential oil. Molecules, 16, p. 4082 - 4096.

Hội KHKT Lâm Nghiệp Việt Nam, 2000. Cây trồng vật nuôi. Nxb Nông Nghiệp, 203 tr.

Hoàng Ngọc Thuận, 2000. Kỹ thuật và chọn tạo trồng cây cam quýt. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 100 tr.

Hoàng Ngọc Thuận, 2000. Nhân giống vô tính cây ăn quả. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 180 tr.

Hoàng Văn Sinh, 2004. Kỹ thuật trồng Quýt Hồng. Nxb Thanh Niên, tr 5 - 35.

Ladaniya, M.S, 2008. Citrus fruit: Biology, technology and evaluation, ICAR Research Complex for Goa, Goa, India, 558 p.

Lê Phương Tho, 2011. Khảo sát quá trình phát triển trái và sự biến đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng đến hiện tượng khô đầu múi trên trái quýt Hồng (Citrus

reticulate Blanco) tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. LVTN kỹ sư Nông Học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr 22 - 41.

Lê Thanh Phong, Dương Minh, Võ Thanh Hoàng, 1999. Cây cam quýt (Citrus sp.).

Nxb Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 24 tr.

Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm. 2005. Đất và phân bón. Nxb Đại Học Sư Phạm, 418 tr.

Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011. Giáo trình Cây ăn trái. Nxb Đại học Cần Thơ, 205 tr.

Nguyễn Hiếu Nhẫn, 2011. Ảnh hưởng của mật độ trồng, vị trí trái trên cây lên hiện

tượng chai và khô đầu múi trái quýt Hồng (Citrus reticulate Blanco) tại

huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. LVTN thạc sĩ ngành sinh Thái Học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr 22 - 65.

Nguyễn Hữu Đống, 2003. Cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi). Nxb Nghệ An. Tr 7-32.

Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1999. Kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn cây và các vấn đề liên quan. Nxb Nông Nhiệp. Tr. 69 – 71

Nguyễn Văn Luật, 2006. Cây có múi giống và kỹ thuật trồng. Nxb Nông Nhiệp, tr 12 - 40.

Ritennour, M.A., L.G. Albrigo and J.K. Burns, 2004. Granulation in florida citrus. Proc. Fla. State Hort., 111, p. 91 - 96.

Singh, R. and R. Singh. 1980. Relationship between granulation and nutrient status of Kinnow mandarin at different localitis. Punjab Hort J., 20 (3 – 4), p. 134 - 139.

Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận và Đoàn Thế Lư. 1998. Giáo trình cây ăn quả. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 268 tr.

Trần Thượng Tuấn, Lê Thanh Phong, Dương Minh, Trần Văn Hòa và Nguyễn Bảo Vệ, 1994. Cây ăn trái Đồng bằng sông Cửu Long (Tập 1). Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường An Giang, 207 tr

Trần Văn Hâu, 2009. Giáo trình xử lý ra hoa cây ăn trái. Nxb Đại học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, 314 tr.

Trần Văn Hâu, Phan Xuân Hà, Phan Yến Sơn, 2009. Điều tra đánh giá hiện tượng

khô đầu múi trái quýt Hồng (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Lai Vung,

tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí khoa học trường Đại Học Cần Thơ số 17a, tr 192 – 200.

Phạm Văn Côn, 2004. Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái. Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 160 tr.

Wellburn, A.R. 1994. The spectral determination of chlorophylls a and b as well as total carotenoids using various solvents with spectrophotometers of different resolution. J. Plant Physiol., 144, p. 307 - 313.

Vũ Công Hậu, 1996. Trồng bưởi (Citrus grandis). Nxb Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, 75 tr.

Vũ Công Hậu, 1999. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, 490 tr.

Võ Văn Vang, 2010. Khảo sát quá trình phát triển trái của trái quýt Đường (Citrus reticulate Blanco) tại Lai Vung, Đồng Tháp. LVTN kỹ sư Nông Học. Trường Đại Học Cần Thơ, tr 27 - 35.

http://agriviet.com

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ trồng và vị trí trái trên cây lên hiện tượng khô đầu múi trái quýt hồng (citrus reticulata blanco) tại huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)