Kiến nghị với NHCT Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình (Trang 44)

*MỞ rộng công tác đào tạo.

Trong giai đoạn đất nước đang chuyến mình trong xu thế phát triển như

vũ bão của khu vực và quốc tế hiện nay, không chỉ riêng cán bộ ngân hàng mà tất cả mọi người, những ai muốn theo kịp sự phát triển ấy, không muốn mình bị loại khỏi vòng cuốn ấy và làm việc có hiệu quả đều phải không ngừng trau dồi và trang bị kiến thức mới.

Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo NHCT Việt Nam luôn xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị những kiến thức mới. Tuy nhiên, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại. Do đó, kiến nghị với NHCT Việt Nam tăng thêm nhiều chí tiêu cử cán bộ đi học nói chung, và riêng đối với chi nhánh NHCT Ba Đình. Vì ở chi nhánh số lượng cán bộ trẻ rất nhiều, trình độ và kinh nghiệm của cán bộ là không đồng đều cho nên rất cần thiết được cử đi học để tạo thêm mặt bằng cơ bản cho phòng nói chung. Ngoài ra kiến thức ngoại ngữ và tin học không phải là yếu tố quyết định nhưng trong xu thế hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay thì nó lại rất cần thiết cho công việc, nó nâng cao hiệu quả làm việc và là một trong những phương pháp cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên để việc đi học không ảnh hưởng đến công việc nói chung, đề nghị ban lãnh đạo xem xét thời gian đi học và số lượng cán bộ đi

55

lượng công việc trong phòng. Ví dụ như: thời gian đào tạo dành vào quý I đầu năm, lúc ấy là dịp Tết Nguyên Đán, mới đầu năm ra nên công việc vẫn chưa nhiều.

Ngoài việc NHCT Việt Nam cử cán bộ trong chỉ tiêu, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét các hình thức đế khuyên khích cán bộ đi học thêm ngoài những chí tiêu đưa xuống, đặc biệt với ngoại ngữ và tin học. Ưu điểm của việc học này là cán bộ tự nguyện đi học bằng kinh phí cảu mình, theo nhu cầu riêng của bản thân nên hiệu quả của bản thân có thể sẽ cao hơn. Thời gian học đa số là ngoài giờ làm việc (buổi tối), không ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại cơ quan. Các biện pháp có thể là: tăng lương khuyên khích đi học, cấp thêm phụ cấp, giúp đỡ về mặt kinh phí một phần hoặc có chương trình bồi dưỡng thêm... Các khuyến khích này có thể mang lại hiệu quả cao.

Cần chú trọng tới vấn đề tuyển nhân viên mới. Trong công tác phân tích

đánh giá báo cáo tài chính DN vay vốn, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải có kiến thức cao về tài chính ngân hàng và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Vì thế, trong việc tuyển dụng cần áp dụng những biện pháp tiên tiến

đã thực hiện ở một số ngân hàng lớn trên thế giới là đánh giá nhân viên trên cơ sở năng lực trí tuệ của bản thân nhân viên đó. Nghĩa là cần coi trọng khả năng làm việc của họ trong tương lai (khi họ đã có kinh nghiệm) chứ không phải nhân viên đó biết được cái gì trong hiện tại.

Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn cụ thể về phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn.

Như chuyên đề đã trình bày ở phần trước, chi nhánh đã đưa ra một số các chỉ tiêu còn chưa chính xác. Vì vậy để việc phân tích báo cáo tài chính DN trong hoạt động tín dụng của chi nhánh được chính xác, các cán bộ tín dụng có cơ sở đưa ra những nhận xét sắc bén về DN thì một vấn đề đặt ra đối với NHCT Việt Nam là phải nhanh chóng sửa đổi các chỉ tiêu còn sai sót.

Hơn nữa, cho đến nay, hệ thống NHCT Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản, qui định cụ thể về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau, từ những qui

định trong công tác thi đua đến những qui định, quyết định hướng dẫn cụ thể từng nghiệp vụ hoạt động ngân hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa hề có một

56

Do đó, kiến nghị với NHCT Việt Nam sớm có văn bản qui định cụ thể về qui trình, cách thức phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tại ngân hàng. Trên cơ sở văn bản ấy, trong quá trình thẩm định cho vay, các cán bộ tín dụng có một qui trình thống nhất, bắt buộc đối với công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn. Từ đó có thế vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức của bản thân cùng với những kinh nghiệm đúc kết được vào công việc, tạo điều kiện cho chất lượng công tác phân tích báo cáo tài chình DN vay vốn được chính xác, cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

Hỗ trợ các chi nhánh trong đó có chi nhánh NHCT Ba Đình trong việc

thu thập thông tin bằng cách tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (TPR) của hệ thống. Cần đẩy mạnh việc liên kiết với các chi nhánh để nâng cao hiệu quả thu thập thông tin, dữ liệu từ các cơ sở tại chi nhánh, cơ cấu tổ chức rõ ràng.

2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

* Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dung CIC

Trong mối quan hệ giữa ngân hàng và DN, ngân hàng luôn luôn phải có và lưu trữ thông tin về DN. Như chúng ta đã biết, việc nắm bắt thông tin chính xác, đầy đủ về DN sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro trong mối quan hệ với DN. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả và an toàn. Nhận thức được vai trò và yêu cầu của thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của các NHTM. Chuyên đề xin kiến nghị về việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC.

Trung tâm thông tin tín dụng CIC được thành lập theo nghị định 88/CP và quyết định 68/1999/QĐ_NH ngày 27/2/1999. Sự hoạt động của CIC đã bổ sung thêm một kênh thông tin, phần nào cải thiện được tình trạng thiếu thông tin của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên sản phẩm của CIC vẫn không đáp ứng được nhu cầu về số lượng và chất lượng. Để nâng cao hơn nữa

chất lượng hoạt động của CIC, có thể xem xét thực hiện một số biện pháp như

sau:

57

- Xây dựng hành lang pháp lí cho hoạt động thông tin tín dụng: ngoài qui chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng đã có (dựa trên quyết định số 162/1999-QĐ-NHNN 9 ban hành ngày 8/5/1999) cần tìm ra, ban hành thực hiện qui chế và hướng dẫn về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ thông tin tín dụng của các NHTM và tổ chức tín dụng.

Xây dựng các văn bản đủ hiệu lực, qui định cụ thể về tác nghiệp như nguồn cung cấp thông tin, nguồn sử dụng thông tin, người sử dụng thông tin, các chỉ tiêu thu thập, qui trình thu thập, các tiêu thức phân tích đánh giá...

Yêu cầu các NHTM và các tổ chức tín dụng ngoài việc khai thác thông tin từ CIC thì phải cung cấp thông tin cho CIC, coi đó là quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức mình.

- Nên mỏ’ rộng thành viên của CIC, bao gồm cả các DN lớn như các tổng công ty. Ngoài các NHTM, các tổ chức tín dụng CIC thì mối quan hệ của người sử dụng thông tin với CIC là mối quan hệ mua bán.

- Mở rộng phạm vi thu thập thông tin, áp dụng công nghệ hiện đại trong thu thập, xử lí và cung cấp thông tin.

- Đa dạng hóa thông tin đầu ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành: Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành.

Trong trường hợp chưa đủ điều kiện để có các chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho toàn quốc thì bản thân Ngân hàng nhà nước có thể tự nghiên cứu với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành.

*Tăng cường sự hỗ trợ của N H N N đối với công tác đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn nói riêng.

NHNN là cơ quan điều hành trực tiếp các NHTM thì nhất thiết phải có sự hỗ trợ đối với công tác đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân

tích báo cao tài chính DN vay vốn nói riêng. Đây là công việc dễ gây ra rủi ro cho các NHTM nhất. Trong khi rủi ro của nhiều ngân hàng có thế gây ra những rủi ro đối với toàn bộ hệ thống nhân hàng Việt Nam. Vì vậy, NHNN có thê lập phòng hỗ trợ cho công tác đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích tài chính DN vay vốn nói riêng. Phòng này có nhiệm vụ giúp đỡ

58

các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng mới thành lập trong công tác đánh giá khách hàng, tổng hợp những khinh nghiệm và bài học của các ngân hàng trong và ngoài nước về công tác này.

Ngoài ra NHNN cần tổ chức những cuộc hội thảo bàn bạc đúc rút kinh nghiệm tại các NHTM, những hướng dẫn trong quy trình phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn, tổ chức các khóa học thường kì cho các cán bộ của ngân hàng do những chuyên gia về tài chính từ WB, IMF hoặc từ các nước có hệ thống tài chính phát triển để họ nắm bắt được những kiến thức, kinh nghiệm của các nước tiên tiến, giúp họ ứng dụng thành công vào công tác đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính DN nói riêng.

*NHNN nên đứng ra tổ chức hàng năm một hội nghị toàn ngành về công tác đánh giá khách hàng nói chung và đặc biệt là công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn nói riêng nhằm tổ chức đánh giá, báo cáo kinh nghiệm, trao đổi thị trường giữa các ngân hàng với nhau, đặc biệt là 4 NHTM quốc doanh lớn.

2.3.3. Kiến nghị đôi với chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền

địa phương.

Hệ thống chính sách nhà nước có ảnh hưởng và chi phối tất cả các ngành nghề và lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... Một sự thay đổi dù nhỏ hay lớn trong chính sách của nhà nước được các Bộ, ngành và chính quyền địa phương thiết lập thành những văn bản cụ thể ban hành xuống từng cơ quan, đơn vị. về lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động luôn bị ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế - tài chính - ngân hàng của nhà nước. Đặc biệt do đặc điểm của hệ thống ngân hàng nước ta là loại hình ngân hàng trực thuộc chính phủ nên sự ảnh hưởng của chính phủ đối với hoạt động của ngân hàng Việt Nam càng sâu sắc. Chính vì vậy để nâng vao chất lượng tín dụng và hoàn thiện công tác đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn nói riêng không chỉ cần nỗ lực của riêng ngân hàng mà còn cần sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan hữu quan khác.

*Tăng cường vai trồ quản lí của nhà nước đổi với hoạt động tín dụng

Đây là một chính sách hết sức quan trọng trong lĩnh vực quản lí tài chính - ngân hàng của nhà nước, nó tác động đến hoạt động tín dụng nói

59

chung và cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác phân tích, đánh giá báo cáo tài chính DN vay vốn tại ngân hàng. Nhà nước cần bổ sung, và hoàn thiện

các văn bản, cơ chế, chính sách nhằm quản lí tốt hơn đối với hoạt động tín dụng để hoạt động này thực sự lành mạnh và hiệu quả.

Đồng thời với việc ban hành các văn bản, cơ chế về hoạt động tín dụng, nhà nước cũng cần tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát đối với

hoạt động này và đặc biệt là đối với công tác phân tích báo cáo tài chính DN trước, trong và sau khi ngân hàng cho vay. Nhà nước ủy quyền cho NHNN có

trách nhiệm trong việc lập các tổ chức thanh tra thường xuyên kiểm tra định kì các NHTM và các tổ chức tín dụng để theo dõi và có biện pháp xử lí kịp thời các vi phạm trong hoạt động tín dụng.

Tuy nhiên, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động tín dụng của ngân hàng, phải đê các ngân hàng được tự chủ trong vấn đề phát triển nghiệp vụ, nâng cao chất lượng kinh doanh. Mỗi quyết định đầu tư của ngân hàng phải dựa trên đánh giá của chính họ chứ không phải vì một sức ép phi kinh tế nào đó. Ngoài ra phải tách biệt giữa các khoản tín dụng chỉ định, ủy thác đầu tư do Nhà nước yêu cầu với các khoản tín dụng kinh doanh của ngân hàng.

* Thực hiện kiểm toán hắt buộc đối với tất cả các DN.

Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, những tài liệu cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của DN phải được kiểm toán trước, trong và sau quá trình phân tích, đánh giá báo cáo tài chính DN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhà nước cũng cần qui định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các trường hợp DN cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân đối... để nhằm mục đích đưa các DN này vào khuôn khổ hoạt động và cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy các cán bộ tín dụng mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin trong quá trình giải ngân vốn cho DN. Qua đó nâng cao hiệu quả của công tác phân tích báo cáo tài chính DN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

60

rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện kiểm toán của các DN. Vì vậy việc mở rộng kiểm toán là một việc hết sức cần thiết cho một sự phát triển lành mạnh và an toàn lâu dài của các thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó Nhà nước cần tạo lập môi trường pháp lí ổn định, đặc biệt các qui chế pháp luật liên quan đến đầu tư, sản xuất kinh doanh, tài chính kế toán, xử lí tranh chấp... Điều này tạo điều kiện cho DN yên tâm đầu tư kinh doanh, ngân hàng có cơ sở pháp lí vững chắc xử lí những vấn đề liên quan tới việc đánh giá khách hàng nói chung và công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn nói riêng.

Kết luận chương 2:

Trên đây là những giải pháp và những kiến nghị nhỏ với các cơ quan chức năng, các Bộ ngành liên quan mà chuyên đề xin đưa ra nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích báo cáo tài chính DN vay vốn tại Chi nhánh NHCT Ba Đình. Công tác phân tích này là một bước quan trọng trong qui trình thẩm định tín dụng và cũng chính là một biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

61

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, với sự phát triển của một nền kinh tế mở, môi trường cạnh tranh càng gay gắt, để tồn tại và phát triển, các ngân hàng buộc phải vừa tăng cường hoạt động cho vay, vừa phải hạn chế được rủi ro. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng phải thực hiện một trong những biện pháp được coi là quan trọng nhất, đó là phân tích báo cáo tài chính DN trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dựa trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh NHCT Ba Đình cùng với việc kế thừa những nghiên cứu có trước, nội dung chuyên đề đã tập trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất , chuyên đề đã phân tích thực trạng công tác phân tích báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình (Trang 44)