Đây là vụ tranh chấp giữa Vương quốc Anh cụ thể là Scotland và Đan Mạch (2 nước đều là thành viên của NATO) xảy ra vào ngày 29-5-1961, Đan Mạch đã buộc tội tàu đánh cá Red Crusader của Anh là đã đánh bắt cá ở vùng biển không được phép theo như Hiệp định kí kết giữa 2 nước vào ngày 27-04-1959(theo đó thì khu vực thuộc quyền kiểm soát việc đánh bắt cá của Đan Mạch là khoảng 6 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands, trong đó có một phần nhỏ rộng 12 dặm; còn của Anh là khoảng tiếp theo đến phạm vi 12 dặm tính từ bờ biển Faroe Islands). Cụ thể vụ việc như sau:
Ngày 29/5/1961 một con tàu đánh cá Red Crusader của Scotland bị một tàu hải quân loại nhỏ có tên Neils Ebbesen của Denmard bắt giữ ngoài khơi đảo Faroe Islands với lí do như trên. Thuyền trưởng Red Crusader đã được lệnh đi theo tàu Neils Ebbesen của Đan Mạch tới Thorshawn để xét xử ở tòa Faroese.
Cùng với đó Neils Ebbesen cũng đã cử một trung sĩ và một hạ sĩ lên tàu Red Crusader để giám sát việc thực hiện lệnh trên. Sau một thời gian đi theo tàu Neils Ebbesen, Red Crusader đã chuyển hướng để thoát khỏi Neils Ebbesen. Neils Ebbesen đã đuổi theo và phóng hoả. Mũi thuyền, cột buồm, dây ăngten vô tuyến, radar trên Red Crusader đã bị hỏng. Sau khi có thông tin từ bộ hải quân Đan Mạch, Neils Ebbesen đã ngưng phóng hoả nhưng vẫn tiếp tục đuổi theo. Trong lúc đó tàu thuỷ quân bộ hải quân hoàng gia Anh Troubridge và tuần dương hạm bảo bệ cá Wooton cũng trực tiếp đến khu vực với mục đích để tìm ra 2 tàu và diễn biến vụ việc. Hai con tàu này gặp Red Crusader, Neils Ebbesen ở khoảng giữa 2 đảo Faroe Islands và Orkney Islands bờ biển phía bắc của Scottland. Năm nhân viên của Wooton đã lên Neils Ebbesen để tổ chức 1 hội nghị. Hội nghị đã thỏa thuận rằng Red Crusder bị bắt buộc kiện ở Faroe.
Ngày 30/5 đại sứ Đan Mạch tại London đã gửi tới văn phòng ngoại giao yêu cầu tàu Red Crusader chuyển đến Thorshavn để đối mặt với lời buộc tội đánh bắt cá trong phạm vi 6miles và bắt cóc các thuỷ thủ Đan Mạch.
Ngày 31/5/1961, trong Hạ viện Anh, Mr Hector Hughes, Labour member for Aberdeen đã tuyên bố thế giới lấy làm tiếc về biện pháp bạo lực được đưa ra bởi một quốc gia vừa là thành viên của NATO vừa là thành viên của Liên Hợp Quốc.
Ngày 7/6/1961 văn phòng ngoại giao đã gửi một bản ghi nhớ đến đại sứ Đan Mạch, đáp lại yêu cầu của Đan Mạch ngày 30/5. Chính phủ Anh lấy làm tiếc về vụ việc vừa xảy ra, đó không phải là tính đặc thù cho quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước. Vấn đề ở đây không phải là quyền kiểm soát việc đánh cá ở khu vực giới hạn ở
Faroe của Đan Mạch, mà là sự xuất hiện những nghi ngờ trong thực tế diễn biến vụ việc này.
Ngày 28/10 khi việc đàm phán về việc thiết lập Ủy ban điều tra (commission of inquiry) được khẳng định tiến triển. Sau đó Ủy ban điều tra quốc tế phụ trách điểu tra vụ việc này được thiết lập theo như sự trao đổi văn bản ngày 15/11/1961.
Sau khi ủy ban điều tra đưa ra phán quyết thì phải mất gần 1 năm sau , hai chính phủ mới đạt được môth thỏa thuận để giải quyết vụ việc là một hiệp định từ bỏ tất cả những cáo buộc lẫn nhau của cả 2 phía trước đó.
Theo đó Red Crusader được tự do đi lại trong vùng biển của Đan Mạch mà không la sợ bị bắt giữ, và chính phủ Đan Mạch cũng không phải đền bù cho những thiệt hại của Red Crusader.