Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu TÓM TẮT KHU VỰC NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG THƠNG MINH TRONG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CHÂU Á (STIP (Trang 29)

Hương Hóa là một xã nằm ở hạ nguồn của lưu vực Hố Hô. Theo số liệu điều tra dân số năm 2014, xã Hương Hóa có 3.895 người thuộc 815 hộ. Tỉ lệ tăng dân số hàng năm là 0,9%. Mật độ dân số trung bình là 32 người/km2. Dân tộc chính là Kinh với 1 hộ gia đình dân tộc Mường. Dân số ở độ tuổi lao động chiếm 61,7% tổng dân số. Diện tích nông nghiệp (như lúa nước, hoa màu) và rừng (rừng trồng và rừng tự nhiên) là 10.506 héc-ta chiếm 93,5% tổng diện tích của xã. Nông sản chính là lạc, lúa gạo, ngô, khoai lang, đậu xanh, sắn và hoa quả. Lợn, trâu bò và gà thường được chăn nuôi phục vụ nhu cầu của gia đình và tạo ra thu nhập trong những thời điểm khó khăn về tài chính, trong khi đó keo, dó trầm và một số loại cây ăn quả được trồng chủ yếu để bán.

Có 7 đập nhỏ trong xã cung cấp nước cho xã, trong đó hai đập cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Mạng lưới nước sinh hoạt được dẫn qua hệ thống ống dài 10 km. Hai con sông lớn là Ngàn Sâu và Rào Bối, với hệ thống sông nhánh dày đặc chảy xuyên qua xã. Tất cả các hộ dân đều có điện với năm trạm cấp điện trong xã. Khoảng 80% hộ gia đình sử dụng điện thoại di động. Hệ thống giáo dục gồm có một trường mẫu giáo, một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở.

Xã Hương Hóa nhận hỗ trợ từ chương trình Nông thôn Mới của Chính phủ và từ dự án Phát triển Nông thôn Bền vững vì Người nghèo (SRDP) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ. Người dân địa phương tham gia vào các hoạt động tập trung của hội Phụ nữ, hội Nông dân, đoàn Thanh niên và hội Cựu chiến binh. Cả chính quyền cấp tỉnh và huyện đều có tổ chức các buổi tập huấn cho nông dân và cán bộ xã về các khía cạnh khác nhau của phát triển nông thôn bao gồm tạo ra thu nhập, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, lâm nghiệp và các vấn đề giới. Người dân địa phương có thể tiếp cận các nguồn tài chính chủ yếu thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT KHU VỰC NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CÂY TRỒNG THƠNG MINH TRONG THÍCH ỨNG VÀ GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI CHÂU Á (STIP (Trang 29)