Làm môi trường nhân giống nấm cấp II

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất giống nấm linh chi (Trang 25 - 28)

III. NHÂN GIỐNG NẤM CẤP II

3.2. Làm môi trường nhân giống nấm cấp II

Giống cấp II có thể áp dụng nhiều công thức khác nhau, nhưng tất cả đều là môi trường xốp với nguyên liệu chính: thóc, ngũ cốc, mùn cưa, cám gạo, bột ngô. . . Đối với linh chi, môi trường nhân giống cấp II là môi trường dạng hạt.

3.2.1. Công thức môi trường cấp II

- Công thức: nhân giống cấp II nấm linh chi + Thóc luộc

3.2.2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu và hoá chất * Thiết bị, dụng cụ:

- Nồi Autoclave hoặc hệ thống nồi thanh trùng - Máy trộn nguyên liệu

- Bếp gas công nghiệp, nồi luộc, que khuấy - Quạt công nghiệp

- Chai thủy tinh 500m1, chai nhựa, nắp nhựa, thau nhựa, rổ - Cân đồng hồ, ẩm kế

- Bông không thấm nước, dây cao su, giấy báo, giấy nilon

* Nguyên liệu

- Nước sạch: pH: 7,0

- Thóc tẻ: có chất lượng tốt, không mốc, không bị sâu mọt đục phá,

- Mùn cưa từ các loại gỗ mềm, không có tinh dầu, hoá chất, để nhân giống nên chọn mùn cưa cao su, bồ đề là tốt nhất.

Ngoài ra còn chuẩn bị một số phụ gia bổ sung: cám gạo, bột ngô

* Hoá chất

- Vôi sống: hàm lượng CaO > 60% - Cồn công nghiệp

- Bột nhẹ: có chất lượng tốt, pH<9.

- Phân vô cơ: urê, DAP, MgSO4, chất khoáng...

3.2.2.2. Chuẩn bị môi trường nhân giống nấm cấp II

* Chuẩn bị môi trường nhân giống theo công thức (tạo môi trường nhân giống cấp II từ nguyên liệu thóc)

Bước 1: Xử lý nguyên liệu thóc

- Cân khối lượng thóc cần làm đổ vào thau nhựa

- Rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ bụi, đất và các hạt thóc lép - Ngâm thóc trong nước sạch 12 - 16 giờ, để thóc ngâm nước

- Thóc sau khi ngâm, tiến hành đãi, rửa sạch để khử hết mùi chua

- Cho thóc vào nấu và tiến hành luộc, khi vỏ trấu mở khoảng 1/3, kiểm tra không còn lõi trắng ở giữa là đạt yêu cầu.

- Vớt thóc ra các dụng cụ chứa để thoát nước như: rá, rổ,... và để cho bay hết hơi nước (có thể dùng quạt để hơi nước bay nhanh hơn), độ ẩm còn khoảng 70 - 75% là được.

* Chú ý khi luộc thóc: trong quá trình luộc phải thường xuyên khuấy trộn để độ nở các hạt

thóc đồng đều nhau.

Bước 2: Khi trộn bột nhẹ vào thóc đã luộc

- Cân chính xác lượng thóc và bột nhẹ theo tỉ lệ công thức

- Trộn đều để bột nhẹ bám vào vỏ hạt thóc đồng đều bằng tay hoặc bằng máy trộn. - Kiểm tra độ ẩm: 65- 70% là đạt yêu cầu.

Bước 3: Phân phối thóc đã phối trộn vào các chai thủy tinh hoặc chai nhựa

Thóc được đổ vào các chai thủy tinh hoặc chai nhựa, lượng thóc cho vào mỗi chai từ 300 — 350g (hình 2.7).

Bước 4: Tiến hành làm nút bông (hình 2.8)

- Tạo đầu nút bông tròn

- Đưa vào cổ chai: phần bông trong cổ chai khoảng 3 - 4cm, phần bông bên ngoài khoảng 1–2 cm.

Hình 2.7. Phân phối thóc vào chai Hình 2.8. Làm nút bông Thủy tinh

Bước 5: Đậy nắp chai môi trường

Dùng nắp nhựa đậy kín miệng chai, hoặc dùng túi nilon, giấy báo bọc kín dùng nút bông để chống hút ẩm trong quá trình hấp khử trùng (hình 2.9).

Bước 6: Chuyển các chai môi trường vào nồi hấp khử trùng.

3.2.2.3. Khử trùng môi trường nhân giống nấm cấp II

Để khử trùng môi trường cấp II, người ta thường sử dụng nồi Autoclave hoặc hệ thống nồi hơi (nếu sản xuất quy mô lớn). Sử dụng nhiệt của hơi nước bão hòa để khử trùng môi trường, chế độ khử trùng: áp suất 1,2-1,5 atm, thời gian 90-120 phút.

Khi hấp xong, chuyển các chai giống vào phòng chờ, xêps lên bàn hoặc các giàn kệ, mở ngay bao nilon hoặc nắp đậy ra khỏi chai giống để nút bông khô một cách tự nhiên. Để ngụi sau thời gian khoảng 24-48 giờ mới tiến hành cấy giống cấp I vào.

Một phần của tài liệu công nghệ sản xuất giống nấm linh chi (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w