- Các vùng còn lại (Trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu
2.2.2.1. Hiệu quả tổng thể nguồn lực chưa cao
Trong công nghiệp xây dựng, các dự án ĐTNN chủ yếu tập trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, có ít dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
Tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp thấp có xu hướng giảm dần trong khi đây là những ngành Việt Nam có thế mạnh
Trong dịch vụ, các dự án bất động sản có quy mô lớn song có nhiều dự án triển khai chậm, gây lãng phí đất đai, vay vốn trong nước. ĐTNN vào các dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục y tế, chăm sóc sức khỏe, môi trường… còn hạn chế. ĐTNN chủ yếu tập trung các địa bàn thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng, miền.
Đối tác đầu tư chủ yếu là châu Á, nhà đầu tư nước ngoài nhỏ va chiếm tỷ lệ cao. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ thu hút 100/500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng kí thấp, chỉ khoảng 47,2%.
2.2.2.2 . Mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn) chưa đạt như kì vọng
Trên 80% doanh nghiệp sử dụng công nghệ trung bình cảu thế giới, 5-6% sử dụng công nghệ cao và 14% sử dụng công nghệ thấp và lạc hậu.Chủ yếu là chuyển giao công nghệ theo chiều ngang-giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ.Công nghệ thấp dẫn đến Việt Nam chủ yếu gia công dẫn đến hệ quả tạo ra giá trị gia tăng thấp, khó tham gia mạng sản xuất toàn cầu. 2.2.2.3. Số lượng việc làm chưa tương xứng, đời sống người lao động chưa cao, tranh
chấp và đình công tăng
Tỉ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng (chỉ chiếm 3,4% trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân theo tháng của người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN cao hơn khu vực tư nhân nhưng thấp hơn doanh nghiệp nhà nước. Từ năm 1995 đã xảy ra 4.142 cuộc đình công, trong đó, 75,4%(3.122) của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chủ yếu tạo doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, tập trung ở ngành gia công, sử dụng nhiều lao động như dệt may, cơ khí, điện tử, da giày…
2.2.2.4. Hiệu ứng lan tỏa của khu vực ĐTTTNN sang khu vực khác của nền kinh tế còn hạn chế
Nhiều doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ trong nước mở một số lĩnh vực đã chịu tác động chen lấn của doanh nghiệp ĐTNN.
2.2.2.5. Không ít doanh nghiệp ĐTTTNN gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác
lãng phí tài nguyên thiên nhiên
Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều dự án thiên về việc sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản của đất nước. Nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai thác
mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên. Bài học của doanh nghiệp Vedan cũng chỉ là một ví dụ mới nhất, mà hệ quả chưa nhìn thấy hồi kết. Đó là chưa kể ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, v.v... thậm chí phá hoại đa dạng sinh học cũng cần được quản lý chặt chẽ. Chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệ cũng là những ví dụ điển hình.
2.2.2.6 . Có hiện tượng chuyển giá, trốn thuế
Hiện tượng chuyển giá: nâng không giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền…) giá trị mua nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, dịch vụ, phí quản lí, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương đào tạo, quảng cáo, chuyển nhượng vốn… tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách