0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Phân loại khái niệm lịch sử

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HÌNH THÀNH TRI THỨC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -37 )

Việc phân loại KNLS là rất cần thiết đối với việc HTKN cho HS. Do tính phức tạp và phong phú của quá trình phát triển xã hội loài người nên các KNLS cũng đa dạng. Sự phân loại KNLS cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

34

Một số nhà giáo dục học phân loại KNLS dựa vào nội dung mà KNLS đó phản ánh: KN kinh tế, chính trị xã hội, trình độ văn hóa xã hội, đấu tranh giai cấp... Một số khác lại dựa vào mức độ khái quát của nội dung KNLS khi chia ra các loại: KN sơ đẳng, KN trừu tượng, KN chung mang tính lý luận. Một số khác lại dựa vào nội hàm và ngoại diên của KNLS để phân loại. Dựa vào nội hàm có KN cụ thể, KN trừu tượng, KN khẳng định, KN phủ định, KN đơn, KN kép. Dựa vào ngoại diên có KN đơn nhất, KN chung, KN tập hợp. Với các cách phân loại này, HS có thể phân biệt được mức độ khái quát của từng loại KN, nhưng chưa bao quát được toàn bộ các loại KN cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học.

Theo Lê Khắc Nhãn, Hoàng Trọng Hanh, Hoàng Triều, KNLS gồm hai loại: một loại là các KN đơn giản cần hình thành và có thể hình thành tiết học, và loại thứ hai là các KN lý luận là các KN hình thành trong suốt khóa trình hay trong một đoạn khóa trình. Việc phân loại này phải tùy theo lứa tuổi và mức độ, khả năng tiếp thu của HS22. Với cách phân loại này, GV có thể định được mức độ KN đối với từng lứa tuổi, đảm bảo được tính vừa sức trong khi HTKN. Nhưng cách phân loại này được ra đời khi bộ môn phương pháp DHLS mới bước đầu đi vào nghiên cứu chuyên biệt nên chưa phù hợp với lý luận dạy học hiện đại và thực tiễn DHLS ở trường phổ thông.

Theo Đa-vư-đôv đã chia ra hai loại KN đơn giản và KN lý thuyết dựa trên mức độ tiếp nhận và khả năng lĩnh hội của HS theo các cấp học23.

Trong quyển “phương pháp dạy - học lịch sử”, các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đã phân loại KNLS dựa trên mức độ khái quát của KN gồm: KN về sự vật, KN về một biến cố cụ thể, KN về những hiện tượng lịch sử điển hình, KN

22 Lê Khắc Nhãn, Hoàng Triều, Hoàng Trọng Hanh (1961), Sơ thảo phương pháp DHLS ở trường phổ thông cấp II, III, (tập hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội; tr114.

23 V.V. Đa-vư-đôv (2000), Các dạng khái quát hóa trong dạy học (Những vấn đề Lôgic học - Tâm lí học của cấu trúc các môn học), Nxb ĐHQG Hà Nội; tr35.

35

chung. Cách phân loại này đã thể hiện được ít nhiều tính toàn diện của các KNLS cần hình thành cho HS24.

Theo tác giả Phan Ngọc Liên trong quyển “Phương pháp DHLS” đã chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hai cách phân loại: dựa vào nội dung mà KN phản ánh và dựa vào mức độ khái quát hóa của nội dung KN. Theo tác giả, cách phân loại dựa vào nội dung mà KN phản ánh dễ nhận biết, vì dựa vào dấu hiệu bên ngoài của KN song lại không nêu được mức độ phức tạp của KN cần hình thành cho HS. Còn cách phân loại dựa vào mức độ khái quát hóa của nội dung KN khó nhận biết, song lại rất cần để phân biệt mức độ nội dung KN, trên cơ sở đó có phương pháp HTKN cho HS và thường được sử dụng trong DHLS ở trường phổ thông25.

Như vậy, mỗi cách phân loại trên đều có ưu nhược điểm nhất định. Theo Lênin, “mỗi KN đều nằm trong một mối quan hệ nhất định, trong mối liên hệ nhất định với tất cả các KN khác”. Do đó, việc phân loại KNLS chỉ mang tính chất tương đối. Các loại KNLS không tách biệt nhau mà có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau, hợp thành một hệ thống KNLS. Theo chúng tôi, để phân loại KNLS cần kết hợp các tiêu chí:

- Dựa vào nội dung KN phản ánh:

KNLS về kinh tế. VD: “năng suất lao động”, “khủng hoảng kinh tế”, “lao động làm thuê”... Những khái niệm này phản ánh và khái quát những sự kiện về trình độ sản xuất kinh tế của xã hội loài người qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau.

KNLS về quân sự và đấu tranh giai cấp. VD: “khởi nghĩa vũ trang”, “đấu tranh chính trị”, “tổng bãi công”...

KNLS về chính trị - xã hội. VD: “quan hệ giai cấp”, “nhà nước”, “tổ chức xã hội”. “dân chủ chủ nô”, quân chủ chuyên chế”, quân chủ lập hiến”...

24 Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (1976), Phương pháp dạy - học lịch sử, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội; tr74.

25 Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp DHLS, tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội; tr160.

36

KNLS về văn hóa tư tưởng.VD: Văn hóa Phục hưng, Cách mạng văn hóa, Điền trang, Thái ấp, cách mạng ruộng đất, Cải cách tôn giáo...

- Dựa vào mức độ khái quát của KN:

KNLS đơn giản - sơ đẳng (gần với biểu tượng phức tạp). VD: Cung tên, săn bắn, đền đài, văn miếu, đồ đá...

KNLS trừu tượng nhưng không phức tạp. VD: Thời đại đồ đá, Thị tộc, bộ lạc...

KNLS vừa trừu tượng vừa phức tạp.

VD: Giai cấp, Đẳng cấp, Chiến lược, Nhà nước, Cách mạng,...

KNLS chung rất phức tạp và rất trừu tượng được lấy ra từ kho tàng của chủ nghĩa Mác - Lê nin: QHSX, PTSX, Cơ sở hạ tầng, Kiến trúc thượng tầng, Tư bản bất biến, Tư bản khả biến...

- Dựa vào tần số xuất hiện của KN (KN chỉ xuất hiện một lần trong một bài, cần hình thành ngay; KN xuất hiện nhiều lần trong nhiều bài, cần hình thành từng bước, qua nhiều bài).

- Dựa vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của HS. Vì vậy, trong DHLS, không nên cứng nhắc trong việc phân loại KNLS mà cần phải căn cứ vào từng loại KN, tầm quan trọng của KN, yêu cầu bài học và khả năng lĩnh hội của HS, để GV lựa chọn phương pháp HTKN cho phù hợp, qua đó hướng dẫn HS lĩnh hội kiến thức.

Cách phân loại khái niệm trên đều có ưu điểm và nhược điểm. Cách phân loại thứ nhất dễ nhận biết, vì dựa vào dấu hiệu bên ngoài của khái niệm song lại không nêu được mức độ phức tạp của khái niệm cần hình thành cho học sinh. Cách phân loại thứ hai khó nhận biết, song lai rất cần để phân biệt mức độ nội dung khái niệm, trên cơ sở đó có phương pháp hình thành cho học sinh và thường được sử dụng trong DHLS ở trường phổ thông26.

26 Dương Vũ Thái (2014), Hình thành khái niệm trong DHLS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 - THPT (chương trình Chuẩn), Luận văn Thạc sỹ Giáo dục học, Đại học Vinh, tr37.

37

3.4. Ý nghĩa của việc hình thành KNLS

Chúng ta biết rằng khoa học là kết quả của việc tổng kết, khái quát hóa và trừu tượng hóa những kinh nghiệm, những hiểu biết của con người trong nhiều thế kỷ nhận thức và hoạt động thực tiễn. Sự hiểu biết ấy được thể hiện ở KN khoa học. Khác với biểu tượng, KN mang tính chất trừu tượng và khái quát hơn. Nếu biểu tượng là hình ảnh trực quan thì KN lại phản ánh những thuộc tính và những quan hệ mà chúng ta không hình dung được dưới dạng hình ảnh trực quan. KN đồng thời là hình thức của tư duy, là quá trình tư duy lý luận, trừu tượng hóa và khái quát hóa bản chất sự vật được phản ánh vào đầu óc con người. Vì vậy, hệ thống KNLS trong các khóa trình là những KN thật sự khoa học, nó đảm bảo việc rèn luyện tư duy, bồi dưỡng thế giới quan khoa học.

- Về mặt nhận thức (kiến thức):

KNLS giúp HS hiểu bản chất của SKLS, hiểu các mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của xã hội. Trong một SKLS cũng như bất cứ hiện tượng nào của thế giới vật chất, cái riêng và cái đặc thù là bộ phận, một mặt là sự biểu hiện của cái chung và cái hình thức bên ngoài sự vật liên quan chặt chẽ với các nội dung bên trong của nó. VD, khi học về sự xuất hiện của các nhà nước cổ đại đầu tiên, HS phải nắm vững KN “kinh tế”, “giai cấp”, “nhà nước”, khi học và nắm được sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đại đầu tiên HS sẽ hiểu được nguyên nhân chung của nó là sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới việc của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hóa giai cấp và sự đối kháng giai cấp là nguyên nhân xuất hiện nhà nước - công cụ của giai cấp thống trị.

Việc đi sâu vào bản chất sự kiện để hình thành KNLS giúp HS hệ thống hóa được tri thức và thông qua sự hiểu biết về những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ bề ngoài, các em phân biệt được những sự kiện cùng loại, sự kiện khác loại, phân biệt được cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù trong quá trình phát triển cực kì phức tạp của xã hội loài người. Trong việc học tập, sự phát triển kỹ năng

38

phân loại sự vật của HS có ý nghĩa rất quan trọng. Sở dĩ KNLS được hình thành trên cơ sở những sự kiện cụ thể lại có thể dùng để nhận thức các sự kiện khác cùng loại là vì nội hàm của nó phản ánh những nét đặc trưng chung, những mối liên hệ và quy luật chung của những sự kiện hợp thành ngoại diên của KN ấy. VD khi học xong bài “Các quốc gia cổ đại phương Đông” ; và “Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Rô-ma”, khi hiểu được KN “chế độ quân chủ chuyên chế” HS có thể sử dụng KN này để nhận thức các chế độ quân chủ khác ở các bài các chương và các khóa trình sau, đồng thời còn có thể so sánh để rút ra điểm chung và riêng giữa các KN ấy.

Như vậy về mặt kiến thức:

Giúp học sinh hiểu một cách sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Giúp học sinh hiểu một cách vững chắc bản chất lịch sử.

Theo M.N. Sác lơ I: Nắm vững một khoa học thực chất là nắm vững hệ thống khái niệm của khoa học ấy mà thôi.

Tạo cho học sinh công cụ để tiếp tục nhận thức khi đọc các tài liệu khác hoặc khi tự học...

VD: Hiểu được Chiến tranh chính nghĩa và Chiến tranh phi nghĩa thì học sinh sẽ biết các cuộc chiến mang tính thời sự như thế nào?

- Về mặt giáo dục:

việc HTKN gắn liền với việc giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng thế giới quan khoa học, tạo niềm tin cho HS. Lịch sử của xã hội loài người phát triển theo quy luật. Chính hệ thống các KNLS phản ánh sự phát triển hợp quy luật đó. VD có thể hiểu được KN “tàn dư của chế độ cũ” mới hiểu được xã hội mới ra đời không thủ tiêu hoàn toàn triệt để tất cả mọi mối quan hệ cũng như tư tưởng của xã hội cũ, mà nhiều tàn tích của nó vẫn còn tồn tại trong lòng xã hội mới. Như KN “Quan hệ giai cấp” có trong xã hội chiếm hữu nô lệ vẫn tiếp tục tồn tại trong lòng xã hội phong kiến và cả các chế độ xã hội về sau. Hay như KN “chế độ quân chủ” có từ xã hội phong kiến vẫn tiếp tục được bảo lưu dưới một hình thức mới trong xã hội

39

tư bản. Với một ý nghĩa tương tự, những tàn dư tư tưởng của các chế độ cũ tồn tại trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa xã hội là điều không tránh khỏi. Tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức, hành vi văn minh cho HS qua việc hình thành KNLS rất lớn, nếu ở lứa tuổi THCS, HS tư duy chủ yếu trên cơ sở biểu tượng, cảm tính, thì ở HS THPT, tình cảm phát triển trên cơ sở lý tính27. Nắm vững được KNLS, các em sẽ lí giải được những vấn đề đang đặt ra trước mắt, như là lí tưởng XHCN, tình yêu quê hương đất nước, có thái độ rõ ràng và biết đưa ra quyết định của mình trước những diễn biến phức tạp của tình hình hiện nay.

Như vậy về mặt giáo dục :

Có tác dụng giáo dục học sinh trên cơ sở khoa học để thúc đẩy sự phát triển lý trí, chính vì vậy mà nó vững chắc.

Khi KN được chứng minh bằng khoa học thì niềm tin càng được củng cố vững chắc.

VD: Hình thái kinh tế - xã hội, Hình thức sản xuất. Theo con đường phát triển của xã hội loài người:

Học sinh sau khi hiểu được vững chắc sẽ hiểu rằng xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước.

- Về mặt phát triển:

Việc hình thành KNLS còn có tác dụng phát triển tư duy và hoạt động thực tiễn của HS, vì KN được hình thành thông qua một số hoạt động của tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát... Đạt đến giai đoạn HTKN là đạt đến giai đoạn nhận thức lý tính, giai đoạn cao của quá trình nhận thức. Quá trình nắm KN cũng là quá trình nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử. Hơn nữa, nhận thức không phải là sự vận động “chết”, “trừu tượng” mà là sự vận động không ngừng, đi gần đến việc hiểu đúng đối tượng khách quan. Vì vậy, việc HTKN trong học tập lịch sử trở thành vũ khí nhận thức sắc bén của HS. Sự nhận thức sâu sắc quá trình lịch sử của HS THPT không phải đơn giản là việc chuyển từ hiểu biết đến những biểu

27 Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp DHLS, tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội; tr158.

40

tượng cụ thể sang những KN trừu tượng mà còn là việc phát triển, làm phong phú nội dung của biểu tượng và KN. Dĩ nhiên chúng ta không đòi hỏi HS phải đạt đến trình độ độc lập, phân tích một cách khoa học, thành thạo những SKLS. Điều chủ yếu là các em nên biết vận dụng những KN đã học để tiếp thu kiến thức mới và phần nào vận dụng vào hoạt động thực tiễn28.

3.5. Con đường hình thành KNLS cho học sinh


3.5.1. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc

Hình thành KNLS là một quá trình cho nên trong các tài liệu khi nói tới KN bao giờ cũng dùng từ hình thành, còn biểu tượng thì tạo.

Khi hình thành KNLS, phải đảm bảo tính vừa sức cho học sinh - tùy vào trình độ nhận thức của học sinh.

Hình thành cả một hệ thống KN : Đó là những mối liên hệ giữa các KN với nhau.

Hình thành KNLS phải theo đúng PP dạy học bộ môn từ cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng, đến HTKN.

VD : Đối với khái niệm CMTS (PP theo quy nạp).

Bắt đầu cung cấp các sự kiện liên quan đến CMTS và các cuộc CMTS, sau đó tạo cho học sinh biểu tượng về CMTS để cuối cùng đi đến khái quát về khái niệm CMTS.

3.5.2. Quy trình để hình thành KNLS

Con đường hình thành KNLS cũng tương tự con đường hình thành KN khoa học nói chung. Nhưng do đặc trưng nhận thức lịch sử nên quy trình hình thành KNLS có điểm khác.

Việc HTKN khoa học được các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều biện pháp và con đường khác nhau.

Theo Sácđacốp trong “Tư duy HS” tập 1, để HTKN cho HS trong dạy học cần phải: tổ chức quan sát sự vật; tập hợp lựa chọn các tài liệu quan sát; chính xác hóa; định nghĩa KN; nêu hay đặt tên thuật ngữ KN; sử dụng KN. Ông cho rằng:

28 Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2010), Phương pháp DHLS, tập 1, Nxb ĐHSP, Hà Nội; tr159.

41

“Việc nhận thức trực tiếp các đối tượng và hiện tượng đơn nhất, kinh nghiệm nhận thức cá nhân và hoạt động thực tiễn là phương pháp tốt nhất để HTKN cho HS”29.

Vương Tất Đạt trong “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” khẳng đinh: “nghiên cứu, phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất, đặc thù của đối tượng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG HÌNH THÀNH TRI THỨC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 37 -37 )

×