- Nguồn gốc của những khủng hoảng tiềm tàng:
Các lĩnh vực kinh doanh có nguy cơ cao: Giao thông vận tải; Hóa chất dầu khí; Chế biến thực phẩm; Dịch vụ tài chính…
Tai nạn và thiên tai
Thảm họa về sức khỏe và môi trường. Lịnh vực kinh tế và thị trường.
Những nhân viên tệ hại. Sự cố kỹ thuật và công nghệ.
- Nhận diện những khủng hoảng có khả năng xảy ra.
=> giúp cho các nhà quản trị định hướng được những nguồn gốc phát sinh khủng hoảng cho tổ chức và doanh nghiệp.
Để nhận diện được khủng hoảng cần chú ý những vấn đề sau:
+ Thứ nhất: Huy động mọi người trong tổ chức và doanh nghiệp tham gia vào giám sát khủng hoảng. Do khủng hoảng có thể xảy ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức, để nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng cần phải tìm hiểu nguyên nhân trên diện rộng, huy động ý kiến của mọi thành viên.
+ Thứ hai: dùng phương pháp tiếp cận có hệ thống để triển khai ở tất cả các bộ phận và khu vực từ trên xuống dưới của tổ chức. Bởi chính các thành viên trong bộ phận đó mới hiểu rõ nhất những mối nguy hiểm tiềm tàng ở bộ phận họ đang hoạt động, họ cũng là người hiểu rõ nhất cách thức ngăn chặn và đối phó với những khủng hoảng có thể xảy ra.
+ Thứ ba: Hãy đặt bản thân vào vị trí của kẻ phá hoại tổ chức
Bởi khi ở vị trí của kẻ phá hoại các nhà quản trị khủng hoảng có thể tiên liệu đc những cách thức để tạo ra khủng hoảng cho tổ chức và doanh nghiệp.
- Ưu tiên cho những khủng hoảng có khả năng xảy ra cao nhất.
Để xác định mức độ ưu tiên cho các nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng và tránh những sai lầm đáng tiếc, các tổ chức có thể sử dụng phương pháp toán học đơn giản để tính toán giá trị xảy ra cảu khủng hoảng.
Giá trị có thể xảy ra của khủng hoảng = E x X Trong đó E: Kết quả dự tính của 1 sk ( Thiệt hại ước tính) X: Khả năng sự kiện đó xảy ra B. PHÒNG TRÁNH NHỮNG NGUY CƠ
Trên cơ sở nhận diện những mối nguy hiểm tiềm tàng, các nahf quản trị khủng hoảng cần xác lập biện pháp phòng ngừa khủng hoảng, và cần quan tâm đến những nội dung cơ bản sau:
- Thứ nhất : Chuẩn bị chương trình phòng tránh khủng hoảng có hê thống, bằng cách lập bản kiểm toán khủng hoảng với những nội dung sau :
CĂn nguyên gây khủng hoảng Thiệt hại ước tính theo từng rủi ro Khả năng gây ra tác động tính theo năm Giá trị có thể xảy ra
Chi phí ước tính để tránh rủi ro.
Trên cơ sở bản kiểm toán này, các nhà quản trị đưa ra những quyết định và giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất, đảm bảo kiểm soát được khủng hoảng.
- Thứ hai: Lưu ý những dấu hiệu khủng hoảng sắp xảy ra, như:
Thành công trong thời gian ngắn của các nhân viên thừa hành và lãnh đạo. Chi tiêu vượt quá thu nhập chính đáng và có lối sống bất thường.
Không tôn trọng quy tắc hoạt động nghề nghiệp, bỏ qua những chuẩn mực và nề nếp.
Lãnh đạo tổ chức và doanh nghiệp không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình, làm việc vô nguyên tắc, tùy tiện và thiếu trách nhiệm.
- Thứ ba: Luôn cận trọng, tránh những khủng hoảng do mình gây ra.