LÀO CAI 3.1 Đánh giá thực trạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội gầu tào của dân tộc mông tại xã pha long, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)

3.1. Đánh giá thực trạng

3.1.1. Ưu điểm

Lãnh đạo tỉnh, huyện đã quan tâm tạo điều kiện về kinh phí tổ chức lễ hội, công tác chỉ đạo, tổ chức. Lãnh đạo các ngành, các xã đã quan tâm ủng hộ cả về văn nghệ, thể dục, thể thao và công tác đảm bảo an ninh trật tự.

Lễ hội luôn nhận được sự đồng tình ủng hộ của của nhân dân các dân tộc khác.Mỗi năm khi mở hội không chỉ có người Mông mà tất cả các dân tộc khác đang sinh sông trên địa bàn xã và các vùng khác đều hưởng ứng tham giam.Họ không chỉ tham gia lễ lội mà còn tham gia các trò chơi.

Lễ hội diễn ra với quy mô lớn. Trước đây chỉ là lễ hội của người Mông ở vùng Pha Long. Nhưng ngày nay trở thành lễ hội chung của các huyện miền Đông của tỉnh Lào Cai. Lễ hội không chỉ thu hút người Mông ở huyện Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai mà còn thu hút người Mông ở Sa Pa, ở huyện Sín Mần, huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang và cả cư dân người Mông ở châu Vân Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cũng như người Mông ở vùng Thượng Lào và người Mông phía bắc Thái Lan về dự. Mới đây nhất cư dân Mông Mỹ cũng đã đến tham dự lễ hội Gầu Tào của xã Pha Long.

Đây cũng là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch mọi miền trong và ngoài nước. Là dịp để quảng bá những nét văn hóa đặc sắc của người Mông nơi đây cho toàn thể du khách biết đến để mỗi dịp tết đến xuân về ai ai cũng náo nức mong chờ lên lễ hội Gầu Tào Pha Long đễ thưởng thức và chiêm ngưỡng.

Giá thành hàng hóa đảm bảo, không có tình trạng chặt chém giá, ép giá hàng hóa lên cao.Hàng hóa đảm bảo tương đối an toàn.Hằng năm khi diễn ra

lễ hội,hàng hóa đều được kiểm tra trước khi đem ra trưng bày

3.1.2.Nhược điểm

Kinh phí tổ chứclễ hội còn hạn hẹp.Không có nhà đầu tư,kinh phí chủ yếu do ban tổ chức và các cấp chính quyền góp,chưa thật sự nhận được sự ủng hộ cũng như đóng góp của nguời dân.

Các nghệ nhân ở địa phương ngày càng bị mai mòn, chưa được quan tâm đào tạo người kế cận các tiết mục văn hóa,văn nghệ.Giới trẻ hiện nay không mấy hứng thú về các loại dân ca cổ truyền,không theo học,không có ý thức giữ gìn những sản phẩm văn hóa của dân tộc.Người dân chưa tích cực tham gia .Vì họ cho rằng tham gia nhưng không nhận được lợi lộc nào cả.Và một phần là thiếu tự tin,rụt rè không dám tham gia.Phần lớn người dân tham gia lễ hội chỉ để ăn uống,trò chuyện chứ họ không tham gia vào các tiết mục văn nghệ.Cũng bởi ngày xưa lễ hội do người dân-những người có uy tín đứng ra để tổ chức mà bây giờ họ lất mất đi quyền đó.Cho nên họ không muốn tham gia

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ lễ hội còn nghèo nàn, lạc hậu, nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu.

Phương tiện tham gia giao thông nhiều nhưng vẫn chưa có bãi để xe. Xe chủ yếu để dọc đường nên gây ách tắc giao thông trầm trọng. Khó khăn cho việc đi lại.

Lực lượng làm công tác đảm bảo an ninh chủ yếu là kiêm nghiệm, nên tính chuyên nghiệp còn hạn chế dẫn đến nhiều kẻ xấu dễ lợi dụng.

Ô nhiễm môi trường,không có hệ thống xử lí rác thải, lượng rác thải mỗi năm diễn ra lễ hội quá lớn,chủ yếu là túi nilon mà được xử lí bằng biệp pháp đốt cộng thêm ý thức người dân chưa tốt, vứt rác bừa bãi tại nơi diễn ra lễ hội nên gây ô nhiễm nặng nề. Từ đó làm mất đi vẻ đẹp của một lễ hội to lớn trong cách nhìn của du khách.

Lễ hội đang có xu hướng biến đổi cả mục đích lẫn chức năng cấu trúc. Lễ hội là để cầu mưa thuận gió hòa con cái khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, đáp ứng nhu cầu tâm linh, nhu cầu vui chơi giải trí của mọi người trong thời điểm nông nhàn. Nhưng hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, lễ hội lại có mục đích quảng cáo cho địa phương hoặc là nơi cầu may rủi, cầu thăng quan tiến chức…Biến đổi còn thể hiện ở sự nghèo nàn, đơn điệu trong các hình thức giải trí cực đoan, nở rộ trong các hình thức tín ngưỡng mê tín.

Sự lộn xộn thiếu hiểu biết của người tham gia lễ hội và mất an ninh trật tự tại lễ hội. Đặc biệt là thanh niên, hay xảy ra những vụ xây xát trên lễ hội.

3.2.Giải pháp bảo tồn và giữ gìn lễ hội Gầu Tào của xã Pha Long, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Hướng dẫn thế hệ trẻ đặc biệt là thanh niên hiểu biết về lễ hội, biết cách tổ chức các lễ nghi của lễ hội.Cần phải có những biện pháp giáo dục như đưa lễ hội vào việc học tập của các em học sinh địa phương.Đào tạo thêm các nghệ nhân mới,nâng cao ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.

Tuyên truyền, quảng bá về giá trị và ý nghĩa của lễ hội Gầu Tào cho toàn thể nhân dân cả nước, nhất là đồng bào dân tộc Mông. Giới thiệu về lễ hội Gầu Tào trên các trang mạng xã hội như Facebook, youtobe, google, zalo…

Nâng cao ý thức, trách nhiệm,hiểu biết của người dân về tác hại của việc ô nhiễm để bảo vệ môi trường xung quanh lễ hội

Tiểu kết:Trong chương 3 này tôi đã nghiên cứu về thực trạng của lễ hội

hiện nay.Từ đó đề ra những biện pháp để bảo tồn và phát triển lễ hội Gầu Tào

Như vậy,qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lễ hội say sán của người Mông tại xã Pha Long huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai,cho thấy người dân nơi đây mặc dù có đời sống còn gặp nhiều khó khăn,nhưng họ vẫn và đang cố gắng giữ gìn những phong tục tích cực.Đều có thể nhận thấy dân tộc Mông có một nền văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc.Ở lễ hội đều có những biểu hiện và ý nghĩa riêng mang màu sắc dân tộc sâu sắc.Từ đó tạo nên văn hóa đặc trưng riêng cho dân tộc Mông.

Qua việc tìm hiểu lễ hội say sán của người Mông tại xã Pha Long huyện Mường Khương một lần nữa tôi muốn khẳng định hơn về vai trò quan trọng của lễ hội truyền thống trong đời sống tinh thần.Bởi vì lễ hội chính là dịp để mọi người có thể giao lưu,cộng cảm,và có những khát vọng cao đẹp về cuộc sống.Và lễ hội cũng chính là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại,nó củng cố tinh thần dân tộc.

Những nét đặc sắc của hội Gầu Tào của người Mông thể hiện truyền thống và nét văn hóa truyền từ đời này sang đời khác.Hy vọng lễ hội Gầu Tào ở nói chung và lễ hội khác ở Pha Long sẽ mãi được gìn giữ và được kế thừa bởi các thế hệ mai sau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về lễ hội gầu tào của dân tộc mông tại xã pha long, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)