I. Thực trạng văn hóa công sở tại Toyota
4. Trách nhiệm đối với công việc:
Trước đây nhiều nhân viên còn chưa nghiêm túc trong giơ làm việc, thiếu trách nhiệm vào việc mình làm. Bằng sự quản lý nghiêm khắc của mình, các nhà lãnh đạo tại Toyota đã có những biện pháp dăn đe, giải quyết triệt để những vấn đề trên. Tạo dựng một môi trường làm việc tất cả đều có trách nhiệm hăng say với công việc, và được nhận lại thù lao xứng đáng với những gì họ đã làm.
• Ưu điểm
- Tập đoàn thực hiện nghiêm quy chế văn hóa công sở của cơ quan. Quy chế phù hợp với bản sắc dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội của nhà nước. Phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với các quy định của pháp luật. Cán bộ nhân viên tại đây đã và đang thực hiện tốt văn hóa công sở, qua đó đạt được nhiều thành tích tốt đẹp, xây dựng
hình ảnh thân thiện của cơ quan.
- Cách bố trí phòng làm việc phù hợp, hiệu quả
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, đoàn kết giúp đỡ trong cơ quan.
• Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì tại đây cũng tồn tại những hạn chế:
- Nhận thức của một số nhân viên còn chưa được đổi mới triệt để, luôn có tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
- Vấn đề lãng phí còn xảy ra phổ biến, một số nhân viên còn chưa có kỹ năng giao tiếp cần thiết với đồng nghiệp, đối tác. Văn hóa giao tiếp của nhân viên cấp dưới còn chưa được chú trọng bao quát hết. Đồng nghiệp vẫn xảy ra tình trạng ganh ghét, nói xấu đố kị nhau.
II. Giải pháp
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc biệt là những nơi tiếp xúc với đối tác cán bộ nhân viên cần nghiêm chỉnh tuân theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hoá. Điều đó góp phần tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh nơi công sở.
Văn hóa công sở là một vấn đề nhạy cảm, yếu tố nhận thức là vấn đề then chốt của cán bộ lãnh đạo, đội ngũ nhân viên hiểu được vai trò trách nhiệm của mình từ đó nâng cao các hành vi văn hóa công sở và chính phong cách lãnh đạo làm việc của đội ngũ nhà lãnh đạo quản lý có sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc thay đổi quan niệm cũng như phong cách làm việc của nhân viên.
Việt Nam đang ở giai đoạn lịch sử chứng kiến nhiều đổi thay và phát triển để xây dựng nền móng vững chắc cho đất nước, con người Việt Nam và thế hệ tương lai. Vinh dự được có mặt trong thời điểm lịch sử này, Công ty ôtô Toyota Việt Nam ý thức một cách sâu sắc trách nhiệm của chúng tôi đối với Việt Nam . Vì vậy, đường lối phát triển quan trọng nhất của chúng tôi là chia sẻ thành công với xã hội Việt Nam và chúng tôi hy vọng đạt được mục tiêu trên cần phải đưua ra những biện pháp cụ thể:
a. Nỗ lực mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
b. Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đón góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống.
c. Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp trong nước.
d. Bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm quốc tế, đồng thời xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nhân viên Việt Nam làm việc tại Toyota.
e. Phát triển văn hóa công sở tại công ty ngày càng lớn mạnh lâu dài và bền vững ở Việt Nam.
• Kiến nghị:
- Tập đoàn cần xây dựng quy chế văn hóa công sở, tiêu chí đánh giá việc thực hiện và có những chế tài khi thực hiện văn hóa sông sở thiết thực.
- Tập đoàn nên phối hợp các công ty con để phối hợp xây dựng lại bộ mặt của công ty như trụ sở làm việc, nơi ăn ở của nhân viên…
- Đến công sở phải ăn mặc gọn gàng, phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt không đi dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung. Sẽ tạo nên một nét đẹp riêng mang tính chuyên nghiệp hơn khi công ty quy định mặc đồng phục như ( Nam sơ mi trắng, quần đen hoặc xanh lục, tím than…) nữ chân váy đen hoặc xanh lục, tím than, sơ mi trắng)
- Cần tạo lập văn hóa bắt tay, văn hóa chào hỏi nhằm tạo nên sự thân thiện của khách quan khi đến làm việc.
- Không lạm dụng máy tính cơ quan vào những trò tiêu khiển trong giờ làm việc, vừa ảnh hưởng năng suất lao động, vừa tạo thói quen xấu cho bản thân.
- Điện thoại nên để ở chế độ rung hoặc im lặng, tránh gây tiếng ồn ảnh hưởng đến đồng nghiệp và ảnh hưởng đến không khí làm việc tại cơ quan.
Tiểu kết:
Thực hiện tốt văn hóa công sở không những đem lại hiệu quả cao trong công việc mà còn là cầu nối cho các mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân hay tổ chức với nhau. Xây dựng tốt văn hóa công sở cũng chính là xây dựng hình ảnh đẹp của người lãnh đạo quản lý của cơ quan tổ chức.
hóa công sở được đề ra ở chương II, tôi đã đưua ra những ưu điểm hạn chế và một số giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện hơn về việc thực hiện văn hóa công sở tại tập đoàn Toyota.
KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận chúng ta thấy được tầm quan trọng của phong cách lãnh đạo quản lý và sự ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng văn hóa công sở, cũng như thấy được tầm quan trọng của văn hóa công sở trong tổ chức và rộng hơn là trong đời sống xã hội. Nó thể hiện bản sắc dân tộc, nền văn hóa công sở cần được duy trì, phát triển, hòa nhập chứ không hòa tan.
Hiện nay đất nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong khi những nước phát triển đang trong nền kinh tế tri thức. Nước ta đang bắt đầu hòa nhập, mở cửa. Văn hóa công sở chính là sự phản ánh chủ đạo về một đươn vị phát triển và đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu hiện nay.
Văn hóa công sở có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kì doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ…thì doanh nghiệp đó khó có thể vững vàng và phát triển được.
Tất cả những nội dung, kết quả trong bài có được là do em đã tìm hiểu, khảo sát về văn hóa công sở trong sách báo cũng như trên mạng Internet…để phục vụ cho công tác nghiên cứu tại Tập đoàn Toyota.Việc thực hiện văn hóa công sở tại đây đã tương đối cơ bản tuy nhiên cần phải có sự quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình thực hiện.
Văn hóa công sở bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Văn hóa công sở còn nâng cao hiệu quả tạo một môi trường, bầu không khí làm việc khoa học, công minh, tránh để các thành viên trong tổ chức kị nghị, không phục cấp trên…
Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã trang bị thêm cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về văn hóa công sở. Đây cũng là hành trang hữu ích cho chúng em thực hiện các nghiệp vụ chuyên ngành sau khi ra trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ngọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giao Dục 2. Tổ chức và điều hành công sở - Học viện Hành Chính